Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng được quan tâm hơn. Bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân, doanh nghiệp thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tập thể cũng được chú trọng. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Luật Hồng Bàng xin đưa ra tư vấn về Thủ tục Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN-Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011
Mục đích, yêu cầu của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể là để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong nhóm, và để quảng bá sản phẩm ra thị trường và gây ấn tượng với nhiều người tiêu dùng. Mặt khác, hiện nay trên khắp cả nước có rất nhiều làng nghề truyền thống và những sản vật mang nét đặc trưng của từng đại phương, cho nên việc đăng ký nhãn hiệu tập thể là hết sức cần thiết, bởi:
– Thứ nhất: việc đăng ký sẽ giúp bảo tồn những giá trị truyền thống những giá trị mang nét riêng của từng địa phương, tạo cơ sở cho việc xử lý nếu có tranh chấp phát sinh.
– Thứ hai: tạo niềm tin về hàng hóa, dịch vụ an toàn đối với người tiêu dùng, mang đến thị trường sự chuyên nghiệp trong từng sản phẩm.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
– Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện
Hồ sơ gồm có:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
– Mẫu nhãn hiệu tập thể (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục Sở hữu trí huệ hoặc đơn trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 2: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Đánh giá việc tuân thủ các quy định về hình thức của đơn, từ đó đưa ra kết luận xem đơn đó có hợp lệ hay không.
Trường hợp đơn đã nộp có sai sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo, người nộp đơn phải sửa chữa những sai sót đó.
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận / từ chối hồ sơ:
Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn.
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được đăng Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung
Thủ tục này nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu tập thể được nêu trong đơn. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp / từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ và ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu trí tuệ, đăng Công báo sở hữu trí tuệ.
Cơ quan thực hiện
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Dịch vụ của Luật Hồng Bàng
– Tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể;
– Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại cơ quan nhà nước;
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả;
– Bàn giao kết quả cho khách hàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!