1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại chứng nhận cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm sau khi làm thủ tục chứng nhận và đáp ứng đủ các yêu cầu.
Chứng nhận này là minh chứng cho việc cơ sở kinh doanh thực phẩm của bạn đáp ứng yêu cầu pháp luật về an toàn thực phẩm, có thể cung cấp được thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, vì vậy nó cũng được xem là sự kiểm duyệt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước với cơ sở của Quý khách.
2. Điều kiện được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
– Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Hồ sơ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
4. Quy trình cấp Giấy chứng nhận ISO 22000
Bước 1: Xác định, lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp.
Bước 2: Gửi yêu cầu chứng nhận cho tổ chức chứng nhận và trao đổi thông tin với tổ chức chứng nhận Iso 22000. Các thông tin cần trao đổi bao gồm: Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận; Các bước của thủ tục chứng nhận; Tiêu chuẩn ứng dụng; Các chi phí dự tính; Chương trình kế hoạch làm việc.
Bước 3: Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đánh giá
Bước 4: Tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ: Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ Iso 22000 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống Iso 22000 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng Iso 22000 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 5: Đánh giá chính thức, kiểm tra, thẩm định tại thực địa: Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp. Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận Iso 22000 bản dự thảo cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý với dự thảo thì cấp giấy chứng nhận Iso 22000 chính thức.
Bước 7: Đánh giá định kỳ hàng năm: Tổ chức chứng nhận sẽ xuống đánh giá một lần/năm. Nếu khách hàng không thực hiện việc đánh giá định kỳ hàng năm này thì Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ hết hiệu lực.
5. Các loại giấy tờ thay thể chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hộ kinh doanh không cần phải làm thủ tục chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đã có chứng nhận ISO 22000.
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Hộ kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được xem là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Trên đây là bài viết chi tiết về Xin cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.