1. Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL):
-Vị trí: Là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật.
-Vai trò: VBQPPL là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. VBQPPL ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau. Đứng đầu thang bậc giá trị pháp lý trong hệ thống VBQPPL là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản của Nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,…
2. Phong tục tập quán:
– Vị trí: Vừa có thể là nguồn nội dung, vừa có thể là nguồn hình thức của pháp luật. Được coi là nguồn thứ yếu của pháp luật Việt Nam, và được chính thức thừa nhận trong pháp luật và trong thực tế ở nước ta.
–Vai trò: Góp phần hình thành nên pháp luật, bổ sung cho chỗ thiếu, lỗ hổng của pháp luật., làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn
3. Đường lối, chính sách của Đảng:
– Vị trí: là nguồn nội dung của pháp luật
-Vai trò: Đường lối , chính sách của Đảng định ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định cũng như những phương pháp, cách thức cơ bản để thực hiện những mục tiêu, phương hướng này.
4. Nhu cầu quản lý kinh tế – xã hội của đất nước
– Vị trí: cũng là một trong những nguồn nội dung quan trọng của pháp luật
-Vai trò: một trong những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật. Để tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể hoá các chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập…; sắp xếp, cơ cấu lại các ngành kinh tế, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn, chiều hướng vừa thúc đẩy sự tăng trưởng, vừa bảo đảm sự cân đối và ổn định của nền kinh tế – xã hội.
5. Các tư tưởng, học thuyết pháp lý
– Vị trí: Là nguồn nội dung của pháp luật
– Vai trò: là một loại nguồn tương đối quan trọng, bổ sung và hỗ trợ cho văn bản quy phạm pháp luật. Đem lại những hiểu biết chung, những quan niệm về các giá trị của công bằng, dân chủ, tiến bộ… Từ đó mà ảnh hưởng đến các quyết định lập pháp, những phán quyết của cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật. giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Các vấn đề nhà nước và pháp luật được trình bày dưới dạng hệ thống tri thức khoa học có tính thuyết phục cao, qua đó thấm sâu vào suy nghĩ, biến thành nếp tư duy và hành động của người dân.
6. Các nguyên tắc chung của pháp luật
– Vị trí: có thể là nguồn nội dung, cũng có thể vừa là nguồn nội dung vừa là nguồn hình thức của pháp luật.
– Vai trò:Là những nguyên lý, tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật trong thực tế. khắc phục những lỗ hổng của pháp luật.
7. Các điều ước quốc tế:
– Vị trí: các điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập thực tế vừa là nguồn nội dung, vừa là nguồn hình thức của pháp luật nước ta.
– Vai trò: đối với pháp luật quốc gia, vai trò của điều ước quốc tế ngày càng quan trọng và có vị thế ngày càng cao hơn. Điều đó được thể hiện rõ trong các quy định được nêu trong nhiều VBQPPL hiện hành của nước ta là: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của văn bản này thì tuân theo các quy định của điều ước quốc tế đó”.
Bộ luật dân sự 2015 đã chính thức thừa nhận 3 loại nguồn mới khác:
8. Án lệ:
– Vị trí: được coi là một loại nguồn mới quan trọng nhất sau luật thành văn
– Vai trò: Pháp luật không tự nhiên có, không tự nhiên có thể hoàn thiện, mà cần phải được hỗ trợ, xây dựng và bảo vệ. Án lệ cũng vậy, nhà làm luật không thể dự liệu hết tất cả mọi trường hợp xảy ra trong thực tế, nhiều quy định mơ hồ, có thể bị hiểu theo nhiều nghĩa, vì vậy nhu cầu giải thích pháp luật là rất lớn. Vì vậy án lệ có vai trò: Vạch ra những quy tắc pháp lí mới: có rất nhiều trường hợp pháp luật thành văn thiếu sót hoặc mơ hồ; Bổ túc luật thành văn: Các tòa án dùng các phương pháp suy luận để giải thích những điều luật hiện hành, nên vạch ra những nguyên tắc tổng quát của dân luật và bổ khuyết các sự thiếu sót trong pháp chế.
9. Nguyên tắc pháp luật:
– Vị trí: là một loại nguồn mới.
-Vai trò: làm căn cứ để giải quyết vụ việc khi không có luật thành văn điều chỉnh
10. Lẽ công bằng:
– Vị trí: là một loại nguồn mới. BLTTDS 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” (Khoản 2, Điều 4). Theo đó, khi có những vụ việc dân sự, mặc dù pháp luật không quy định, không có các điều luật để áp dụng, không có tập quán, tương tự pháp luật hay án lệ thì Tòa án vẫn phải thụ lý giải quyết, và việc giải quyết này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “lẽ công bằng”.
– Vai trò: lẽ phải, được mọi người trong xã hội thừa nhận, không có sự thiên vị và tất cả đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. “Tòa án không những có nhiệm vụ thi hành công lý mà còn phải cho thấy công lý đã được thi hành”.Lẽ công bằng còn làm căn cứ để giải quyết vụ việc khi không có luật thành văn điều chỉnh.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!