Vấn đề yêu cầu hợp đồng phải giao kết dưới hình thức văn bản

Cơ sở pháp lý 

  • Luật giao dịch điện tử 2005
  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
  • Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

Hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý, ưu nhược điểm và sự khác biệt

Nội dung 

Tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc trọng trong giao kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là các bên được tự do lựa chọn hình thức thích hợp khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp lý trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, nhằm mục đích tạo bằng chứng về hợp đồng đã được giao kết, tạo thói quen thận trọng khi giao kết hợp đồng và ngăn ngừa gian lận, pháp luật hợp đồng đặt ra giới hạn đối với một số loại hợp đồng cụ thể đòi hỏi bắt buộc phải được thiết lập bằng văn bản, nếu không hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực.

Hợp đồng điện tử đặt ra vấn đề xem xét lại yêu cầu về hình thức văn bản trong giao kết hợp đồng. Hợp đồng điện tử không được thể hiện ở dạng hữu hình như một văn bản, mà là phức hợp vô hình của các dòng điện tích hợp, dạng mã số của máy tính và các thuật toán không có trạng thái cố định. Các điều khoản của loại hợp đồng này có thể xuất hiện trên một trang web, trong một bức thư điện tử, hay trong một tệp tin, nhưng chúng không được viết bằng giấy trắng và mực đen, mà chỉ tồn tại trong bộ nhớ hay trên màn hình máy tính. Do vậy, câu hỏi đặt ra là liệu yêu cầu về hình thức văn bản có thể áp dụng đối với các hợp đồng điện tử hay không, liệu có khái niệm “văn bản trong hợp đồng điện tử hay không? 

Tại Hoa Kỳ, người ta không sử dụng khái niệm “văn bản”, mà thay vào đó sử dụng khái niệm “bản ghi”. Mục 2.13 Luật Thống nhất về giao dịch điện tử của Hoa Kỳ năm 1999 quy định: “Bản ghi được hiểu là thông tin được ghi trên một phương tiện hữu hình hoặc được lưu giữ trong môi trường điện tử hoặc phương tiện khác và có thể phục hồi được dưới dạng có thể nhận biế. Khái niệm “bản ghi phù hợp với hợp đồng điện tử hơn vì nó không chỉ giữ được ý nghĩa là hình thức văn bản hữu hình theo cách hiểu truyền thống, mà lại có thể bao gồm bất kỳ thông tin nào được lưu giữ bằng phương tiện điện tử hay phương tiện khác mà có thể phục hồi được bằng hình thức có thể nhận biết. Sáng kiến này của các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã tháo gỡ mối lo ngại cho các khách hàng giao dịch trên mạng cũng như những công ty bán lẻ trực tuyến và gia tăng độ tin tưởng cho các giao dịch hợp đồng điện tử. Canada và Singapore cũng có cách làm tương tự khi các nước này ban hành Luật Giao dịch điện tử.

Một cách khác để xóa bỏ rào cản pháp lý đối với hợp đồng điện tử là pháp luật ghi nhận hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng dưới hình thức văn bản (văn bản giấy truyền thống). Đây là giải pháp được đưa ra trong Luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 của UNCITRAL (Điều 5) và nhiều nước trong đó có Việt Nam chúng ta cũng đi theo hướng này. Cách quy định này tạo cơ sở cho việc áp dụng ngay các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các giao dịch truyền thống trong điều kiện chưa thể đưa ra một khái niệm về hình thức văn bản tổng quát, phù hợp với cả môi trường truyền thống cũng như môi trường điện tử.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com hoặc lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!