Cơ sở pháp lý
- Luật giao dịch điện tử 2005
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
Nội dung
Hợp đồng ký kết theo phương thức truyền thống thường có điều khoản quy định hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản (có giá trị như nhau) và mỗi bên giữ mấy bản. Đây chính là những bản gốc của hợp đồng, tương ứng với số lượng bao nhiêu bản hợp đồng được thiết lập thì có bấy nhiêu bản gốc hợp đồng. Bản gốc là sự thể hiện tính toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản, đảm bảo thông tin trong tài liệu là nguyên thủy, không bị thay đổi. Khi có tranh chấp xảy ra, bản gốc hợp đồng là chứng cứ có giá trị chứng minh cao về sự tồn tại của quan hệ hợp đồng giữa các bên.
Được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Những thông điệp dữ liệu được gửi đi thực chất chỉ là những bản copy, còn bản gốc vẫn được giữ lại ở máy tính đã khởi tạo ra hay đang lưu giữ thông điệp dữ liệu đó. Việc bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu này là điều không phải đơn giản trong một môi trường điện tử có thể dễ dàng sửa đổi. Nếu các thông điệp dữ liệu đó bị sửa đổi thì khó xác định được đâu là bản gốc. Thậm chí còn có ý kiến khẳng định: “Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trên mạng máy tính, không tồn tại bản gốc của hợp đồng vì một số thông tin được đưa vào máy tính của bạn và giả thiết rằng văn bản gốc tồn tại dưới hình thức phi vật chất trong bộ nhớ của máy tính thì tất cả những gì mà các bạn in ra chỉ là những bản copy. Như vậy, cần phải tìm các biện pháp khác để đem lại cho những bản copy này một giá trị pháp lý nhất định, chứ không phải là những biện pháp truyền thống như biện pháp chứng thực văn bản viết”.
Muốn giải quyết được các vấn đề liên quan đến bản gốc của một hợp đồng điện tử thì trước tiên cần phải sử dụng một số biện pháp để đảm bảo thông điệp dữ liệu sẽ không bị thay đổi, đảm bảo được sự nguyên vẹn và tính chính xác. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề kỹ thuật, công nghệ và vấn đề về pháp lý mà các bên giao kết hợp đồng điện tử không thể bỏ qua nếu muốn có đủ chứng cứ hợp lệ trong một vụ tranh chấp.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com hoặc lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!