Ưu đãi đầu tư có đặc điểm gì?

Ưu đãi đầu tư được hiểu là dành những quyền lợi đặc biệt hơn, tốt hơn cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư vào những lĩnh vực hoặc địa bàn được khuyến khích đầu tư. Mục đích của khuyến khích này nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội đồng đều trong từng giai đoạn của đất nước. Đồng thời, ưu đãi đầu tư là một trong những chính sách quan trọng để thu hút nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Vậy ưu đãi đầu tư có những đặc điểm gì mà lại mang lại những hiệu quả lớn như vậy?

1. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐƯỢC THỂ HIỆN THÔNG QUA CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DO NHÀ NƯỚC BAN HÀNH.

Ưu đãi đầu tư luôn gắn liền với Nhà nước. Nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với hoạt động đầu tư thông qua các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư. Chỉ khi điều chỉnh ưu đãi đầu tư bằng pháp luật thì quyền lực Nhà nước mới có ý nghĩa và đem lại hiệu lực, bởi các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư sẽ được đảm bảo thực hiện thông qua các cơ quan quyền lực của Nhà nước.

2. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ LÀ CÔNG CỤ ĐỂ NHÀ NƯỚC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ.

Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ nhiều biện pháp khác nhau như chính sách, kế hoạch đầu tư, đòn bẩy kinh, pháp luật… để thúc đẩy hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong số các công cụ, biện pháp này, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, với những đặc điểm riêng của, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô toàn xã hội.

3. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ PHẢN ÁNH MỐI QUAN HỆ LỢI ÍCH GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ ĐẦU TƯ.

Trong mối quan hệ này, Nhà nước là chủ thể quyết định các biện pháp ưu đãi đầu tư; nhà đầu tư là chủ thể nhận ưu đãi; khách thể của quan hệ này chính là ưu đãi cụ thể nhưng các khoản lợi về thuế tiền thuê đất… Mục đích của việc cấp ưu đãi là nhà nước mong muốn thúc đẩy khuyến khích đầu tư vào một số địa bàn và lĩnh vực nhất định theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước.

4. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI HƠN CHO MỘT SỐ NHÀ ĐẦU TƯ SO VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHÁC

Vì yêu đã đầu tư là công cụ được nhà nước sử dụng để thúc đẩy hoạt động đầu tư vào một số lĩnh vực địa bàn lãnh thổ theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn so với những nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại các lĩnh vực, địa bàn này. Tuy nhiên, các lĩnh vực, địa bàn kinh tế này khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, chịu nhiều rủi ro. Chính vì vậy, Nhà nước dành ưu đãi cho họ để có cơ hội, vị thế cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ khác.

5. BIỆN PHÁP ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ CÓ THỂ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN.

Nhà nước sẽ xác định các lĩnh vực đầu tư vào địa bàn đầu tư trọng điểm, cần thu hút vốn. Tuy nhiên, phụ cấp ưu đãi có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo tình hình kinh tế – chính trị – xã hội cụ thể nhưng cam kết của nhà nước là không thay đổi bởi nó đảm bảo bằng một bản bản “hợp đồng” được ký kết giữa Nhà nước và nhà đầu tư, đó chính là các điều khoản quy định về ưu đãi tại giấy chứng nhận đầu tư mà Nhà nước cấp cho nhà đầu tư.

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG