Tuân thủ pháp luật đối với công ty FDI (Phần 1)

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Công ty FDI“) thường được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước thông qua các quy định pháp luật về Đầu tư, Kế toán – Thuế, Doanh nghiệp… Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số nghĩa vụ mà công ty FDI phải thực hiện nhằm tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. 

Chế độ báo cáo đầu tư đối với công ty FDI

Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Theo Khoản 8 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP:

Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:

a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);”

Như vậy, trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư phải thực hiện làm 02 báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư trong năm là báo cáo 6 tháng và báo cáo cả năm. Nếu trong quá trình hoạt động, dự án có điều chỉnh thì nhà đầu tư cũng phải thực hiện làm báo cáo này.

Về thời hạn nộp báo:  

  • Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
  • Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

Báo cáo hoạt động đầu tư

Theo Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

1. Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.

2. Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.

3. Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Về thời hạn nộp báo:  

  • Gửi báo cáo quý I, II, III, IV nộp tương ứng trước các ngày 10/4, 10/7, 10/10, 10/1.
  • Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 31 tháng 03 năm sau năm báo cáo.

Chế độ báo cáo tài chính

Theo Điều 37 Luật Kế Toán, Kiểm Toán, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi những đơn vị có báo cáo tài chính phải được kiểm toán.

Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

VD: Nếu Công ty FDI kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12/2020 thì Công ty này phải nộp báo cáo tài chính năm trước ngày 31/3/2021.

Nơi nhận báo cáo tài chính

Nơi nhận báo cáo

LOẠI DOANH NGHIỆP

Kỳ lập báo cáo

Cơ quan tài chính

Cơ quan Thuế

Cơ quan Thống kê

DN cấp trên

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Tuân thủ pháp luật đối với công ty FDI (Phần 1). Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;

Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;

Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!