Khi một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối bởi CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM, người nộp đơn không nên thất vọng vì đơn nhãn hiệu bị từ chối bởi vì vẫn còn khả năng để vượt qua sự từ chối này. Tuy nhiên, để làm được điều này, người nộp đơn cần phải hiểu biết về luật nhãn hiệu tại Việt Nam và/hoặc cần liên hệ với đại diện SHTT chuyên nghiệp, người có thể phân tích việc từ chối và tìm ra những điểm quan trọng để vượt qua việc từ chối tạm thời này. Làm cách nào để chúng ta có thể thành công khi nộp trả lời từ chối tạm thời đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam?
Đầu tiên, cần lưu ý rằng người nộp đơn có thể nộp trả lời trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được từ chối tạm thời. Có một số loại từ chối mà mỗi loại phải được vượt qua bằng những cách trả lời khác nhau, cụ thể là:
– Từ chối theo căn cứ tuyệt đối: nhãn hiệu đăng ký bị từ chối vì nó mang tính mô tả hàng hóa/dịch vụ.
– Từ chối theo căn cứ tương đối: nhãn hiệu đăng ký bị từ chối bởi nhãn hiệu đối chứng mà nhãn hiệu đối chứng này tương tự gây nhầm lẫn.
Một ví dụ được thể hiện như dưới đây:
Đăng ký quốc tế số 1330740 đã bị từ chối vì nó được coi là tương tự như gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó, cụ thể là:
Để nộp trả lời từ chối tạm thời đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế số 1330740 tại Việt Nam, người nộp đơn có thể đưa ra các lập luận để chứng minh rằng nhãn hiệu đăng ký “TRUECONF” cho Nhóm 09 và Nhóm 38 là có tính phân biệt so với nhãn hiệu đối chứng “TrueConf, hình” cho Nhóm 09 hoặc người nộp đơn có thể cung cấp những tài liệu để chứng minh rằng nhãn hiệu “TRUECONF” cho Nhóm 09 và Nhóm 38 và nhãn hiệu “TrueConf, hình” cho Nhóm 09 cùng tồn tại ở các quốc gia khác. Ngoài ra, người nộp đơn có thể thương lượng với người nộp đơn/chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng.
Sau khi xem xét trả lời từ chối, nếu những chứng cứ mà người nộp đợn cung cấp được chấp thuận, IP Việt Nam sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Để nộp trả lời từ chối, đại diện SHTT cần có một Giấy ủy quyền được ký một cách đơn giản bời người nộp đơn và những tài liệu hỗ trợ bao gồm bản scan của các Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tại quốc gia của người nộp đơn và của các quốc gia khác.
Ví dụ về trường hợp nêu trên, do nhãn hiệu đăng ký là giống hệt với nhãn hiệu đối chứng, đại diện sở hữu trí tuệ có thể thuyết phục người nộp đơn đăng ký nhãn đối chứng tại Việt Nam, là Công ty Cổ phần Thông tin HAPRO, rút đơn đăng ký nhãn hiệu số 4-2016-21936. Đại diện sở hữu trí tuệ cũng cung cấp các tài liệu hỗ trợ và những lập luận để làm tăng tính thuyết phục cho trả lời từ chối và yêu cầu IP Việt Nam chấp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Đăng ký Quốc tế số 1330740 cho nhãn hiệu “TRUECONF” tại Việt Nam. Trả lời công văn của đại diện sở hữu trí tuệ được nộp vào ngày 26 tháng 7 năm 2018 và 19 tháng sau, vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, chủ đơn đã nhận được Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu nêu trên.
Từ những dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng người nộp đơn luôn có cơ hội vượt qua được sự từ chối của quốc tế tại Việt Nam mặc dù việc nộp trả lời từ chối tạm thời đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam là một thủ tục khó khăn và cần sự nỗ lực của cả người nộp đơn và đại diện SHTT trong nước.
Trên đây là bài viết chi tiết về TRẢ LỜI TỪ CHỐI CHO ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./