Tiêu huỷ hoá đơn đặt in mua của cơ quan thuế.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, việc quản lý và sử dụng hoá đơn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý thuế. Hoá đơn không chỉ là chứng từ xác nhận giao dịch mà còn là công cụ giám sát và quản lý tài chính của các cơ quan thuế. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoá đơn cũng được sử dụng đúng cách và hiệu quả. Do đó, việc tiêu huỷ hoá đơn đặt in mua của cơ quan thuế là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ phân tích quy trình, lý do và các quy định liên quan đến việc tiêu huỷ hoá đơn, từ đó làm rõ tầm quan trọng của việc quản lý hoá đơn trong hoạt động kinh doanh.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trình tự thực hiện

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục thuế quản lý; Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh, do Chi cục thuế quản lý (Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh sau đây được gọi chung là Người nộp thuế).
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thi đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
Bước 1: Người nộp thuế có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn;
Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán; Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Người nộp thuế phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.
Bước 3: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.
Bước 4: Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót

Thành phần hồ sơ

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

+ Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn
+ Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
+ Biên bản tiêu hủy hóa đơn;
+ Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Cơ quan thực hiện

Tổng cục Thuế – Bộ tài chính

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com.Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng.