Trước khi có Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, việc hòa giải theo thỏa thuận của các bên (trừ trường hợp hòa giải trong thủ tục trọng tài thương mại) không mang tính ràng buộc sau khi các bên đã đạt được hòa giải thành.
Việc các bên mời trung gian hòa giải, tiến hành hòa giải và kết quả của việc hòa giải không được quy định tại văn bản pháp luật. Vì vậy, sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý cho các bên có thêm một sự lựa chọn trong việc giải quyết tranh chấp.
Nghị định này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại.
Trong bài viết này xin đề cập một số nội dung chính mà các bên tranh chấp cần lưu ý nếu lựa chọn phương thức hòa giải thương mại này:
1. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp thương mại giữa các bên nếu muốn lựa chọn giải quyết bằng phương thức hòa giải phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
Về cơ bản, phạm vi các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng hòa giải thương mại tương tự như phạm vi các tranh chấp được lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài thương mại như quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010. Như vậy, các tranh chấp có thể được giải quyết tại Trọng tài đề có thể được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại
Khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, các chủ thể có liên quan phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, cụ thể là các nguyên tắc sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
3. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Điều kiện để tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa giải được quy định tại Điều 6, Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Theo đó:
- Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
- Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
4. Chủ thể trong hòa giải thương mại
Hoà giải viên thương mại là cá nhân trực tiếp thực hiện việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương pháp hoà giải.
Tại Việt Nam, hoà giải viên thương mại được chính thức, lần đầu tiên ghi nhận tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP với cách hiểu “hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này” (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).
Như vậy thì ở Việt nam hiện nay, hòa giải viên thương mại có thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hoà giải dưới tư cách độc lập hoặc với tư cách hoà giải viên của một tổ chức hoà giải.
Để thực hiện hoạt động hoà giải hợp pháp, hoà giải viên thương mại cần đáp ứng hai yếu tố:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn của hoà giải viên theo quy định pháp luật;
- Được công nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc một tổ chức hoá giải.
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm: Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 22/2017/ NĐ-CP và Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại. Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định 22/2017/ NĐ-CP.
Trung tâm hoà giải thương mại là một tổ chức phi lợi nhuận, thực hiện hoạt động nghề nghiệp là hoà giải các tranh chấp thương mại. Bằng các quy định pháp lý, Nhà nước Việt Nam đạt ra các điều kiện và thủ tục pháp lý để công nhận tư cách hoạt động cho các Trung tâm này.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, trung tâm hoà giải thương mại là chủ thể cung cấp dịch vụ hoà giải chuyên nghiệp, được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (Khoản 1 Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).
Trung tâm hoà giải hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận (Khoản 2 Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP), do đó, hoạt động học giải thương mại không thể được tiếp cận như một loại hình kinh doanh thông thường Trung tâm hoả giai phải xác định rõ mục tiêu cung cấp dịch vụ mang tính xã hội của mình để từ đó chuyển hoá các quy định phù hợp về mục tiêu hoạt động, cách thức hoạt động cũng như các vấn đề liên quan khác trong Điều lệ của Trung tâm.
Trung tâm trọng tài thương mại là tổ chức cung cấp dịch vụ trọng tài, được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại. Tuy nhiên, nếu trung tâm trọng tài thương mại muốn cung cấp dịch vụ hoà giải thương mại thì phải tiến hành thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động hoà giải thương mại.
Tử Luật trọng tài thương mại (2010), trung tâm trọng tài đã được Nhà nước ghi nhận quyền cung cấp dịch vụ trọng tải, dịch vụ hoả giải và các dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại khác (Khoản 2 Điều 28 Luật trọng tải thương mại 2010). Tuy nhiên, tại thời điểm đó, việc cung cấp dịch vụ hoà giải hoàn toàn dựa trên sự tự hiểu biết, tự quy định của các Trung tâm hoà giải, việc giải quyết tranh chấp dựa trên sự thoả thuận của các bên và trung tâm trọng tài cũng như quy tắc hoà giai của trung tâm đỏ (nếu có).
Do đó, dịch vụ hoà giai tại trung tâm trọng tài còn chưa thực sự được coi là một dịch vụ chuyên nghiệp và độc lập. Với quy định rõ ràng về tư cách cung cấp dịch vụ hoà giải độc lập tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì địch vụ hoà giải tại trung tâm trọng tài đã trở nên độc lập hơn so với dịch vụ trọng tài thương mại, không còn bị nhầm lẫn với hoạt động hoá giải trong thủ tục tố tụng trọng tài.
5. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Các bên có quyền tự do lựa chọn hoà giải viên thương mại, việc lựa chọn tuân theo quy định tại Điều 12 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, cụ thể là tương ứng với hình thức hoà giải quy chế và hoà giải vụ việc, các bên có thể lựa chọn hoà giải viên của tổ chức hoà giải thương mại hoặc hoà giải viên thương mại vụ việc.
Trường hợp các bên tìm đến tổ chức hoà giải thương mại, các bên sẽ thoả thuận và chọn ra hoà giải viên từ danh sách hoà giải viên thương mại của tổ chức hoả giai đó. Nếu không có thoả thuận, việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải đó.
Trường hợp lựa chọn hoà giải viên thương mại vụ việc, các bên có thể đến Sở Tư pháp xem danh sách hoặc tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và liên hệ với hoà giải viên đã thống nhất lựa chọn đó để tiến hình hon gai vụ việc của mình.
Các bên có quyền tự do lựa chọn trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm để tiến hành hoà giải. Đồng thời, các bên cũng có các quyền và nghĩa vụ nhu quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như đồng ý hoặc từ chối hòa giải, yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải, yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai, bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải phải trình bày đúng sự thật, các tỉnh tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại thi hành kết quả hòa giải thành và trả thù ho và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, trình tự, thủ tục có thể áp dụng Quy tắc hoá giải của tổ chức hoà giải hoặc các bên có thể tự thoả thuận, nếu các bên không có thoả thuận, trình tự, thủ tục sẽ do hoà giải viên lựa chọn trên cơ sở thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được sự đồng ý của các bên.
Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận về địa điểm, thời gian hòa giải hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một hoặc nhiều hòa giải viên tiến hành giải quyết tranh chấp.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra các đề xuất nhằm giải quyết vụ tranh chấp.
Việc không có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục hoà giải và cho phép các bên được tự do thoả thuận cũng tương tự như hoả gái tại lổ tụng Trọng tài, đó là Luật Trọng tài thương mại hiện hình mà chỉ quy định các bên có quyền tự do thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hoà giải. Khác với Toà án, hoà giải phải tuân theo một trình tự chật chủ, cụ thể là trình tự, thủ tục tiến hành hoà ghi được quy định rõ ràng tại Ki đoạn chuẩn bị xét sự sơ thẩm vụ án, tại phiên toà sở thẩm, phác thảm khi Chủ tụ hội các bên đương sự có thoả thuận được với nhau giải quyết vụ án hay không Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ thời gian, địa điểm tiến hành và nội dung, của phiên họp hoà giải thành phần phiên họp, phiên họp được tiến hành theo trình tự nào, mã trình bày trước, thứ tự, nội dung trình bày của từng chủ thể, nhiệm vụ của mỗi người tại phiên họp đó, trường hợp hoãn phiên họp, trường hợp vẫn được tiến hành phiên họp nếu không đầy đủ thành phần tham dự, thủ tục Trọng tài Hội đồng trọng tài có toàn quyền lựa chọn, quyết định trình tự mà mình thấy phù hợp nhất.
Trường hợp các bên yêu cầu Hội đồng trọng tài hoà giải Hội đồng cố trách nhiệm tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau. Luật trọng tài thương mại không có quy định cụ thể về việc hoà giải, ví dụ việc hoà giải sẽ được tổ chức như thế nào, tổ chức thành phiên họp riêng hay cùng phiên họp giải quyết tranh chấp, thành phần bắt buộc của phiên họp, các yêu cầu của việc hoà giải trình tự, thủ tục.
Hiện có nhiều quan điển trái chiều về vấn đề này, một số ý kiến cho rằng việc này giúp cho thủ tục hoà giải tại Trọng tài được linh hoạt hơn, chủ động hơn, chẳng hạn như việc có thể bỏ qua các bước được cho là không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của các bên. Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng việc không quy định cụ thể, rõ ràng trình tự thủ tục rà Hội đồng trọng tài sự tiến hành theo ý mình được cho là thiểu tính chuyễn nghệp, mang tính tự phát và làm giảm hiệu quả công tắc hoà giải bởi họ cho rằng không phải cứ thấy không cần thiết là có thể bỏ qua, như vậy vô hình chung đã cắt giảm toàn bộ thu trục, mặt khác, không thể theo ý kiến chu quan của mình để giảm thiểu thủ tục, vẫn để tranh chấp cản được xem xét một cách khách quan và toàn diện để nâng cao tải đa hiệu quả công tác hòa giải. Bởi nếu hoà giải thành, chi phí sẽ tốn ít hơn rất nhiều so với trướng hợp nếu giảm thiểu thụ tục vô tình làm mất kết quả hòa giải.
6. Kết quả hòa giải
- Trường hợp hòa giải đạt kết quả thành:
Theo Điều 15 Nghị định 2017/NĐ-CP, nếu các bên hoà giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hoà giải thành. Văn bản này có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Trong văn bản phải ghi rõ một số nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 2017/NĐ-CP như căn cứ tiến hành hòa giải, thông tin cơ bản về các bên, nội dung chủ yếu của vụ việc, thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện, các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật và phải có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
Ngoài ra, một trong các nghĩa vụ của các bên là phải thể hình kết quả hoà giải thành (Điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Về nguyên tắc, theo Điều 16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, văn bản hoà giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Để được công nhận kết quả hoà giải thành, ít nhất một trong các bên phải có đơn yêu cầu Toà án công nhận thoả thuận, yêu cầu phải được gửi đến Toà án trong vòng 1 tháng kể từ ngày hòa giải thành (Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Quyết định công nhận hòa giải thành ngoài Toà án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và được thì hình theo pháp luật về thi hành án dân sự (Khoản 8, 9 Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành:
Việc không công nhận kết quả hỏa khi thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án (Khoản 6 Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Nếu không hòa giải được, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tải hoặc Toà án (Khoản 4 Đẩu 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!