Thế nào được gọi là quảng cáo ngoài trời? Điều kiện xin giấy phép quảng cáo ngoài trời là gì? Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời như thế nào? Thời gian thực hiện xin giấy phép quảng cáo ngoài trời thế nào?
Xử phạt vi phạm về thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời có những gì? Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời trước khi thực hiện quảng cáo ngoài trời? Trường hợp thực hiện quảng cáo ngoài trời mà không có giấy phép quảng cáo ngoài trời là gì?
Bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về xin giấy phép quảng cáo ngoài trời để bạn có thể tham khảo.
1. Thế nào được gọi là quảng cáo ngoài trời?
Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm quảng cáo ngoài trời, căn cứ theo Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 có quy định quảng cáo ngoài trời được thể hiện qua hai dạng:
- Bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Dán thiết kế quảng cáo đặt trên phương tiện giao thông.
- Biển quảng cáo bằng màn hình điện tử, chuyên quảng cáo,…
2. Nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời như sau:
Quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trong nội thành, nội thị.
Việc xây dựng quy hoạch ngoài trời phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự xã hội.
- Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi.
- Bảo đảm sự thống nhất, hài hoà giữa các địa phương tại các điểm tiếp giáp trên trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước; trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù.
- Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.
Chính phủ có quy định rõ ràng, cụ thể về hồ sơ, quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo.
3. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Pháp luật quy định điều kiện xin giấy phép quảng cáo ngoài trời như sau:
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
- Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Để xin giấy phép quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp và các đơn vị cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép quảng cáo ngoài trời.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo ( đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ quảng cáo) hoặc giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hoá ( đối với doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo), tất cả đều phải là bản sao công chứng.
- Bản sao công chứng hợp lệ giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc những giấy tờ tương tự về chứng thực chất lượng hàng hoá.
- Mẫu thiết kế biển quảng cáo sẽ thực hiện cần chính xác về màu sắc và tỉ lệ kích thước thực, có đóng dấu của đơn vị đề nghị cấp phép.
- Bản sao công chứng hợp đồng thuê vị trí quảng cáo giữa đơn vị xin giấy phép vài đơn vị sở hữu địa điểm lắp đặt biển.
- Đối với doanh nghiệp thuê công ty dịch vụ quảng cáo, cần nộp thêm bản sao công chứng hợp đồng hợp tác.
- Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về kết cấu, kỹ thuật xây dựng bảng, biển quảng cáo với đơn vị kinh doanh xin cấp giấy phép quảng cáo.
5. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các doanh nghiệp, đơn vị tiến hành thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ quảng cáo trực tiếp đến Sở văn hoá, thể thao và du lịch địa phương nơi triển khai quảng cáo hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện hay nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở sẽ xem xét và đưa ra thẩm định với hồ sơ; giải quyết việc cấp phép. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu giấy tờ, chưa hoàn chỉnh thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
Bước 3: Bổ sung giấy tờ: Với các doanh nghiệp có hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì cần bổ sung ngay giấy tờ còn thiếu và nộp lại lên Sở.
Bước 4: Tiếp nhận kết quả: Sau 10 ngày làm việc nếu không có văn bản gửi về, doanh nghiệp có thể triển khai quảng cáo. Trường hợp hồ sơ không được cấp phép sẽ được gửi trả lại doanh nghiệp kèm theo văn bản nêu rõ lý do.
6. Thời gian thực hiện xin giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Luật Quảng cáo 2012 có quy định thời gian thực hiện xin giấy phép quảng cáo ngoài trời như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ xin giấy phép hợp lệ, đầy đủ giấy tờ, đầy đủ thông tin, Bộ Văn hoá Thông tin, Sở văn hoá có trách nhiệm xem xét, giải quyết yêu cầu cấp phép của doanh nghiệp.
- Với trường hợp hồ sơ không hợp lệ dẫn đến không thể cấp giấy phép để thực hiện quảng cáo ngoài trời thì cần có phản hồi, trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không phê duyệt và chấp nhận giấy phép.
7. Chi phí đăng ký xin giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Theo Thông tư 64/2008/TT-BTC quy định về chi phí đăng ký xin giấy phép quảng cáo ngoài trời như sau:
- Quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự có diện tích từ 40m2 trở lên: 600.000 đồng/1 giấy phép/1 bảng, biển panô.
- Quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự có diện tích từ 30m2 đến dưới 40m2: 500.000 đồng/1 giấy phép/1 bảng, biển panô.
- Quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự có diện tích từ 20m2 đến dưới 30m2: 400.000 đồng/1 giấy phép/1 bảng, biển panô.
- Quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự có diện tích từ 10m2 đến dưới 20m2: 200.000 đồng/1 giấy phép/1 bảng, biển panô.
- Quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự có diện tích dưới 10m2: 100.000 đồng/1 giấy phép/1 bảng, biển panô.
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông, vật phát quan, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động và các hình thức tương tự khác (gọi chung là cái): 100.000 đồng/1 cái.
- Quảng cáo trên băng rôn (bao gồm cả băng rôn dọc và băng rôn ngang): 50.000 đồng/1 cái (tổng số thu lệ phí 1 lần cấp giấy phép không quá 2.000.000 đồng/1 giấy phép).
Hiện nay tuy Thông tư này đã hết hiệu lực, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào thay thế. Do vậy, bạn vẫn có thể tham khảo mức phí trên.
8. Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời trước khi thực hiện quảng cáo ngoài trời?
Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trước khi thực hiện quảng cáo ngoài trời phải có giấy phép quảng cáo ngoài trời.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 04/2018/TT-BXD thì với quảng cáo phương tiện quảng cáo ngoài trời đứng độc lập hoặc gắn/ốp vào công trình xây dựng thì phải có giấy phép quảng cáo ngoài trời.
Trước khi thực hiện quảng cáo ngoài trời phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời vì tầm ảnh hưởng của bảng quảng cáo ngoài trời vô cùng lớn. Quảng cáo ngoài trời xuất hiện từ trong ngõ ra tới đường lớn, từ thành phố to cho đến tỉnh thành nhỏ.
Dạng quảng cáo này xuất hiện ở mọi nơi trên đường phố, từ ngày này qua ngày khác, mỗi lần đi qua lại sẽ nhìn thấy bảng và hầu như bảng hoạt động 24/7 kể cả những ngày nghỉ, lễ tết.
Chính vì lý do bảng quảng cáo ngoài trời xuất hiện với tần suất nhiều và lớn ở nơi đông người nên cần sự quy định của pháp luật về việc thực hiện quảng cáo ngoài trời. Hiện nay, quảng cáo ngoài trời ở Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ từ sự quản lý của nhà nước.
Việc quảng cáo ngoài trời vừa mang tính sáng tạo nhưng đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và phải chịu các trách nhiệm pháp lý theo đúng quy định.
9. Xử phạt vi phạm về thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Mức phạt vi phạm cụ thể được quy định rõ trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
- Với hành vi thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo; treo bảng quảng cáo không đúng vị trí quy hoạch phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Với hành vi không ghi rõ thông tin của người kinh doanh dịch vụ trên mỗi bảng quảng cáo thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Với hành vi quảng cáo vượt quá diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng rôn tại vị trí quy hoạch; không tháo dỡ bảng quảng cáo, băng rôn đã hết hạn ghi trong thông báo thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.
- Với hành vi đặt biểu tượng, logo, nhãn hiệu hàng hoá không đúng vị trí; vượt quá diện tích quy định hay quảng cáo trên bảng không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá; sử dụng giấy tờ giả mạo thì phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
- Với hành vi quảng cáo sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời thì phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng.
10. Trường hợp thực hiện quảng cáo ngoài trời mà không có giấy phép quảng cáo ngoài trời?
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định, các hành vi thực hiện quảng cáo ngoài trời mà không có giấy phép quảng cáo ngoài trời thì bị phạt từ 5.000.000 đến 40.000.000 tùy từng trường hợp.
Ngoài bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung như: gỡ bỏ quảng cáo, buộc xóa bỏ quảng cáo.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG