Các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa mình sản xuất ra thị trường nước ngoài hay nhập khẩu hàng hóa nước khác vào để kinh doanh đều phải xin giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp chưa biết đến điều này dẫn đến việc vi phạm pháp luật.
Để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và cung cấp thông tin tới tất cả các bạn đọc, trong bài viết này, Luật Hồng Bàng xin chia sẻ về các loại giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng như lý giải tại sao các nhà làm luật ở nước ta hiện nay lại quy định về loại giấy phép này.
1. Giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu, tuy vậy bạn có thể hiểu về giấy phép xuất khẩu và giấy phép nhập khẩu như sau:
- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa là văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp này đưa mặt hàng cụ thể nào đó vào lãnh thổ nước Việt Nam.
- Giấy phép xuất khẩu hàng hóa là văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp này đưa mặt hàng cụ thể nào đó ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam sang một hoặc nhiều nước khác.
2. Các loại giấy phép xuất nhập khẩu
Pháp luật về quản lý ngoại thương hiện hành quy định 02 loại giấy phép nhập khẩu mà bạn cần phải biết như sau:
- Giấy phép nhập khẩu tự động: Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.
- Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý các loại giấy phép xuất khẩu sau:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do: Là giấy chứng nhận để chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đã được phép lưu thông tự do trên thị trường trong nước. Chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.
- Giấy chứng nhận y tế: Là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay từ phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp. Chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
3. Điều kiện xin giấy phép nhập khẩu, xin giấy phép xuất khẩu
Để được xin giấy phép nhập khẩu, xin giấy phép xuất khẩu thì tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp của bạn sẽ phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
4. Xin giấy phép xuất nhập khẩu ở đâu?
Hiện nay bạn có thể xin giấy phép xuất nhập khẩu tại các Bộ trực thuộc Chính phủ, tùy từng lĩnh vực khác nhau mà các thẩm quyền cấp phép sẽ thuộc về các Bộ khác nhau. Để nắm rõ hơn về thẩm quyền cấp phép giấy xuất nhập khẩu, bạn có thể tra cứu danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu và trực thuộc bộ theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2013.
5. Hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu
Để thực hiện thành công thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
6. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, quy trình xin giấy phép xuất khẩu
Quy trình cấp giấy phép theo pháp luật hiện hành được thực hiện như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
7. Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
Tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quản lý ngoại thương, các nhà làm luật đã liệt kê tất cả các sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa mà doanh nghiệp, thương nhân phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo pháp luật hiện hành.
Về cơ bản các loại hàng hóa mà thương nhân phải tiến hành xin giấy phép xuất nhập khẩu sẽ được phân thành từng loại thuộc quyền quản lý của các cơ quan Nhà nước khác nhau. Bạn có thể theo dõi thêm tại bài viết…
Sở dĩ pháp luật quy định một số mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu là do:
- Các nhà làm luật ở nước ta muốn kiểm soát chất lượng và số lượng hàng hóa lưu thông từ nước ngoài và Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài xem đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về định mức, kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm qua đó bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng và an ninh quốc gia.
- Hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, hiệp định quốc tế về thương mại vì vậy việc quy định các mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng góp phần đảm bảo cho Việt Nam và các quốc gia khác có quan hệ xuất nhập khẩu với ta thực thi các điều khoản của điều ước, hiệp định đã ký kết.
Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.