Thủ tục xin chứng chỉ hoạt động xây dựng cho tổ chức

I. Căn cứ pháp lý

– Luật số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 Luật Xây dựng;

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015NĐ-CP;

– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

II. II. Điều kiện chung đối với tổ chức hoạt động xây dựng

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

III. Trình tự thực hiện

Đối với hạng mục thiết kế và thi công công trình năng lượng điện gió thì lộ trình thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Xin cấp chứng chỉ Hạng III

Bên cạnh đáp ứng các điều kiện chung thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện riêng như sau:

  • Lĩnh vực thiết kế công trình

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

  • Lĩnh vực thi công công trình

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

– Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

Như vậy, có thể thấy rằng chỉ cần đáp ứng các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất là tổ chức có thể được cấp chứng chỉ Hạng III

Giai đoạn 2: Nâng hạng chứng chỉ lên hạng II

Sau khi được cấp chứng chỉ Hạng III, tổ chức có thể nộp hồ sơ để nâng hạng chứng chỉ. Điều kiện cụ thể của Hạng II:

  • Lĩnh vực thiết kế công trình

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

  • Lĩnh vực thi công công trình

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

– Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

– Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

Như vậy, có thể thấy rằng cần mất một khoảng thời gian kể từ ngày được cấp chứng chỉ hạng III để tổ chức thực hiện một số các công việc (thiết kế, thi công) các dự án/công trình tương ứng thì mới đủ điều kiện để nâng hạng chứng chỉ.

Khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào loại công trình, cấp công trình mà tổ chức đã thực hiện.

Giai đoạn 3: Nâng hạng chứng chỉ lên hạng I

Sau khi được cấp chứng chỉ hạng II, tổ chức có thể nộp hồ sơ để nâng hạng chứng chỉ. Điều kiện như sau:

  • Lĩnh vực thiết kế công trình

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

  • Lĩnh vực thi công công trình

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

– Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

– Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

Như vậy, có thể thấy rằng cần mất một khoảng thời gian kể từ ngày được cấp chứng chỉ hạng II để tổ chức thực hiện một số các công việc (thiết kế, thi công) các dự án/công trình tương ứng thì mới đủ điều kiện để nâng hạng chứng chỉ lên hạng I.

Khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào loại công trình, cấp công trình mà tổ chức đã thực hiện.

IV. Thủ tục pháp lý và thành phần hồ sơ

Quý công ty xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các tài liệu sau đây:

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập;
  3. Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  4. Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của pháp luật đối với các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  5. Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  6. Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
  7. Cơ quan giải quyết: Bộ Xây dựng đối với tổ chức hạng I và Sở Xây dựng cấp tỉnh đối với tổ chức hạng II và III
  8. Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Trên đây là bài viết chi tiết về Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.