Dịch vụ xin chấp thuận chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện trong mấy thập niên gần đây và là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước; cũng như đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục chuyển giao công nghệ, các bên cần xin được Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau đây, Luật Hồng Bàng xin phép đưa ra tư vấn về Thủ tục xin chấp thuận chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ
  • Luật chuyển giao công nghệ
  • Thông tư 02/2018/TT-BKHCN Quy định chế độ báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; mẫu văn bản trong hoạt động cấp giấy phép chuyển giao công nghệ, đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ

Trình tự thực hiện

  • Trường hợp chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, tổ chức, cá nhân (bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ. 
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ) xem xét hồ sơ:
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ.
  • Trường hợp từ chối chấp thuận chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thành phần hồ sơ

  • Mẫu văn bản chấp thuận đề nghị chuyển giao công nghệ;
  • Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị: Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấp phép kinh doanh,…); bản sao văn bản xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện bên đề nghị; bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (còn thời hạn theo quy định) đối với cá nhân tham gia chuyển giao công nghệ hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức;
  • Tài liệu giải trình về công nghệ;
  • Tài liệu giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật;
  • Tài liệu giải trình về việc phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
  • Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ).

Cơ quan thực hiện

Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

Dịch vụ của Luật Hồng Bàng

  • Tư vấn về các loại thủ tục cho khách hàng;
  • Soạn thảo, chuẩn bị, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả;
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!