Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu gỗ ra nước ngoài nhưng gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gỗ. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm rõ được thủ tục này, Luật Hồng Bàng sẽ hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gỗ 2021 qua bài viết dưới đây.
1. Quy định pháp luật
Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gỗ, bạn phải tham khảo rất nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số văn bản nổi bật:
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
- Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống Bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam;
- Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT về việc Công bố Danh mục các loài Động vật, Thực vật Hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế Xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗ hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP
- Các văn bản về thủ tục hải quan.
2. Yêu cầu chung với gỗ xuất khẩu khi cấp giấy phép xuất khẩu gỗ
Tại Điều 8 của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, Chính phủ yêu cầu gỗ xuất khẩu trong thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gỗ phải đáp ứng các yêu cầu:
- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
3. Hồ sơ hải quan trong thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu gỗ
Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (Điểm 2 Điều 8, Điều 10 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP).
Hồ sơ hải quan trong thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu gỗ bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu với lần đầu xuất khẩu;
- Hóa đơn thương mại;
- Biên bản bàn giao container với hàng nguyên container;
- Giấy tờ chuyên ngành xác nhận;
- Bản sao hợp đồng ủy thác trong trường hợp chủ gỗ ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
- Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại;
- Với một số chi cục: Thêm Bản thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp.
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
– Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
– Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
- Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
- Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở
– Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!