Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài hoặc các khu vực đực biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam; có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chình hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tùy từng loại hàng hóa mà được quy định về trình tự thủ tục và cơ quan quản lý cấp phép khác nhau. Nếu muốn kinh doanh hoạt động này Quý khách hàng cần tiến hành xin cấp phép tạm nhập, tái xuất như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật Quản lý ngoại thương 2017;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;
- Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương và nghị định số 69/2018/NĐ-CP.
Các loại hình tạm nhập, tái xuất
- Hàng được cho mượn để giới thiệu sản phẩm (cần có hợp đồng, mail thỏa thuận cho mượn trong thời hạn bao lâu, mục đích)
- Hàng cần đem đi triễn lãm nhưng sẽ phải tái nhập về (phải có giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn…-tùy theo trường hợp).
- Hàng có xuất xứ Việt Nam cần tái nhập để bảo hành cho khách (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực)
- Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, test, lấy mẫu phân tích (dạng này cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt / không đạt, test đủ tiêu chuẩn/ không đủ tiêu chuẩn…)
- Hàng thuê có thời hạn (phải có hợp đồng cho thuê – ghi rõ thời hạn thuê).
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp.
Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.
- Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Đối với Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì thời hạn cấp Giấy phép là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!