Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính

Hiện nay dịch vụ chuyển phát, giao nhận hàng hóa đang ngày một phát triển. Vậy thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính thế nào?

Cơ sở pháp lý

Luật bưu chính 2010

Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 hướng dẫn một số nội dung của Luật Bưu chính.

Điều kiện

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
  • Có khả năng tài chính theo quy định;
    • Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
    • Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
  • Có nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
  • Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
  • Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
  • Phương án kinh doanh;
  • Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
  • Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
  • Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài;

Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông (phụ thuộc vào phạm vi xin hoạt động cấp phép) bằng 03 cách:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông, cán bộ tiếp nhận nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
  • Qua hệ thống bưu chính.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết xử lý hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết theo lịch hẹn.

Thời hạn giải quyết cấp Giấy phép bưu chính là 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ lên Sở hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Những công việc Luật Hồng Bàng sẽ thực hiện

  • Tiếp nhận thông tin, giấy tờ và yêu cầu của khách hàng;
  • Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ;
  • Đóng toàn bộ chi phí và theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ;
  • Nhận kết quả và gửi cho khách hàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!