Thủ tục xin Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

Công ty Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp thông tin cho Quý khách hàng về Thủ tục xin Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

– Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình Khí tượng Thuỷ văn số 38 L/CTN được UBTVQH nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 02/12/1994 (có hiệu lực ngày 10/12/1994)
– Nghị định số 24/CP ngày 19/03/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình KTTV, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký (03/4/1997).
– Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ngày 25/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo ( ngày có hiệu lực 19/01/2008).
– Thông tư số 78/2015/TT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ đề nghị cấp phép gửi 2 bộ hồ sơ tới Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và sao gửi 1 bộ tới Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt công trình.
– Trường hợp chưa có công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng, thì chủ đầu tư đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và nộp cho cơ quan thụ lý hồ sơ trong giai đoạn thực hiện đầu tư;
– Trường hợp công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng đang hoạt động, nhưng chưa có giấy phép, thì tổ chức, cá nhân quản lý công trình đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Bước 2. Kiểm tra và thẩm định hồ sơ: Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ
– Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có trách nhiệm thẩm định hồ sơ với các nội dung sau: Căn cứ pháp lý về đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; Báo cáo chi tiết về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng và quy mô công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; Hồ sơ của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; Tính hợp lý của việc lựa chọn địa điểm và sơ đồ bố trí công trình.
– Trong trường hợp cần thiết, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép có trách nhiệm cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
– Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình về đề nghị cấp giấy phép đối với các trường hợp do Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định.
Bước 4. Quyết định cấp phép
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; trường hợp không chấp nhận cấp giấy phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để cơ quan thụ lý hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép.

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc

Thành phần hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ngày 25/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;
– Báo cáo chi tiết về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng và quy mô công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp) các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật hoặc cá nhân;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất của công trình.
– Hồ sơ của công trình:
Đối với công trình khí tượng:
Sơ hoạ địa hình khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính 500 mét;
Sơ đồ bố trí mặt bằng công trình (vườn quan trắc, nhà làm việc);
Độ cao thiết bị đo khí áp (nếu có);
Mô tả ảnh hưởng các vật che chắn công trình;
Đối với công trình thuỷ văn:
Sơ hoạ đoạn sông (hồ, kênh, rạch) đặt công trình;
Sơ đồ bố trí mặt bằng; (công trình đo đạc, nhà làm việc);
Cao độ sử dụng (quốc gia hoặc giả định).

Cơ quan thực hiện

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu
– Cơ quan phối hợp: không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

– Quyết định thành lập tổ chức (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến lĩnh vực khí tượng thuỷ văn;
– Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hạng công trình khí tượng thuỷ văn và có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn;
– Thiết bị, máy móc công trình phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô của công trình và an toàn lao động theo quy định hiện hành;
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc hợp đồng thuê đất có công chứng.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!