Hằng năm, Việt Nam có vài nghìn người nhập viện vì ngộ độc rượu, uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng… Vì thế, ngày 02/02/2018 chính phủ ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP, trong đó quy định doanh nghiệp kinh doanh rượu nhập khẩu phải tiến hành tự công bố sản phẩm.
Vậy công bố rượu nhập khẩu là gì? Đối tượng phải công bố rượu nhập khẩu? Hồ sơ công bố rượu nhập khẩu bao gồm các loại giấy tờ nào? Thủ tục công bố rượu nhập khẩu gồm những bước nào? Thời gian thực hiện công bố rượu nhập khẩu? Doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều gì khi tiến hành tự công bố rượu nhập khẩu?
Bài viết dưới đây Luật Hồng Bàng hy vọng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về vấn đề này để bạn có thể tham khảo.
1. Công bố rượu nhập khẩu là gì?
Tự công bố rượu nhập khẩu là sự kiểm nghiệm và tự công bố chất lượng sản phẩm rượu mang lại sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Tự công bố rượu nhập khẩu hay còn gọi là công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu. Đó là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện xin cấp phép các giấy tờ chứng minh sản phẩm rượu của doanh nghiệp đã phù hợp với quy định an toàn thực phẩm và được phép kinh doanh, phân phối đến tay người tiêu dùng.
2. Đối tượng phải công bố rượu nhập khẩu?
Đối tượng phải công bố rượu nhập khẩu bao gồm:
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu;
- Các nhà nhập khẩu rượu muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam;
- Công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu trên thị trường Việt Nam.
3. Hồ sơ công bố rượu nhập khẩu bao gồm các loại giấy tờ nào?
Thành phần hồ sơ tự công bố chất lượng rượu nhập khẩu bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đầy đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan nhà nước sản xuất ra sản phẩm;
- Giấy chứng nhận kinh doanh ngành nghề rượu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HCCP hoặc ISO 22000 của công ty sản xuất ra sản phẩm rượu;
- Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ sản phẩm;
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;
- Thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
4. Thủ tục công bố rượu nhập khẩu gồm những bước nào?
Doanh nghiệp tự công bố rượu nhập khẩu gồm những bước sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền dodo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
- Bước 2: Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ tại đơn vị và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
- Bước 3: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.
5. Thời gian thực hiện công bố rượu nhập khẩu?
Thời gian thực hiện tự công bố rượu nhập khẩu được quy định như sau:
- Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm 07 ngày làm việc (Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm nghiệm).
- Thời gian Ssoạn thảo, nộp hồ sơ và cập nhật thông tin hồ sơ công bố ở cổng thông tin điện tử là từ 3-5 ngày.
6. Doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều gì khi tiến hành tự công bố rượu nhập khẩu?
Khi tiến hành tự công bố rượu nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Nội dung ghi nhãn phải phù hợp với quy định của pháp luật (Cơ quan Nhà nước sẽ hậu kiểm về sau và sẽ xử phạt nếu nội dung ghi nhãn bị sai quy định);
- Tất cả các tài liệu đều phải còn hiệu lực. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt, các tài liệu sử dụng tiếng nước ngoài cần được dịch thuật, có công chứng
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì chỉ cần nôp hồ sơ tại một cơ quan nhà nước. Các lần tự công bố sau đó sẽ nộp tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
- Nếu có sự thay đổi vể tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần thì cần thực hiện tự công bố sản phẩm lại. Các trường hợp thay đổi khác cần thông báo bằng văn bản lên cơ quan nhà nước.
- Đối với sản phẩm rượu nhập khẩu, trong hồ sơ thông quan thường phải có giấy phép bán buôn rượu do Bộ công thương cấp nhưng hồ sơ công bố sản phẩm thì không yêu cầu.
7. Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ thực phẩm.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời và giải đáp của chúng tôi về thủ tục tự công bố rượu nhập khẩu
Nếu có bất cứ thắc mắc về việc công bố rượu nhập khẩu hay cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước để doanh nghiệp thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, chi phí hợp lý nhất cho khách hàng.
Hãy để Luật Hồng Bàng là người đồng hành cùng bạn trên con đường tiến tới thành công.
Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!