1. Hóa chất là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật hóa chất 2007 quy định hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Trong cuộc sống hàng ngày, hóa chất có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu để phục vụ sinh hoạt đời sống, tạo nên các sản phẩm mỹ phẩm, điều chế thuốc trong lĩnh vực y tế, ứng dụng trong ngành công nhiệp, nông nghiệp. Khi sử dụng các hóa chất thì con người cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt được hướng dẫn khi sử dụng hóa chất đó để đảm bảo an toàn sức khỏe.
2. Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh hóa chất?
Công ty kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hóa chất để đảm bảo an toàn cho người lao động. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thường xuyên thanh kiểm tra nên các công ty kinh doanh hóa chất phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải. Công ty kinh doanh hóa chất phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; phải được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ; có các trang thiết bị bảo hộ lao động,… Đối với những người lao động trong công ty kinh doanh hóa chất đều phải là những người có chuyên môn phù hợp với công việc, người chuyên trách an toàn về hóa chất thì còn phải nắm vững được các phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất. Ngoài ra, công ty kinh doanh hóa chất còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể khác được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 11 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
3. Chuẩn bị trước khi thành lập công ty kinh doanh hóa chất
Chuẩn bị tên công ty kinh doanh hóa chất:
Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty kinh doanh hóa chất dựng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020. Chuẩn bị trụ sở công ty kinh doanh hóa chất: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Lưu ý: Công ty kinh doanh hóa chất không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.
Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh hóa chất Các ngành nghề liên quan đến kinh doanh hóa chất được quy định như sau: 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp; Bán buôn hóa chất khác (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp): Bán buôn hoá chất công nghiệp: anilin, mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hoá học, chất màu, nhựa tổng hợp, methanol, parafin, dầu thơm và hương liệu, sôđa, muối công nghiệp, axít và lưu huỳnh,… 2011: Sản xuất hoá chất cơ bản; 2021: Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp; 2022: Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít; 2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh; 2029: Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu; Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh hóa chất có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chuẩn bị vốn điều lệ: Vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn và đối với ngành nghề kinh doanh hóa chất thì không có yêu cầu về vốn pháp định. Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn
đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty kinh doanh hóa chất ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.
4. Thành phần hồ sơ thủ tục thành lập công ty kinh doanh hóa chất
Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty kinh doanh hóa chất lại khác nhau. Cụ thể: Đối với công ty TNHH một thành viên: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Điều lệ công ty. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Điều lệ công ty. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với doanh nghiệp tư nhân: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Đối với công ty Hợp danh: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Điều lệ công ty. Danh sách thành viên. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
5. Trình tự thực hiện thủ tục mở công ty kinh doanh hóa chất
Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên. Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ. Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất
Điều kiện kinh doanh hóa chất: Để được kinh doanh hóa chất có điều kiện hoặc bị hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau: Phải là doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật; Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất; Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp: Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01a ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh; Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất; Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất; Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp: – Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp cũng bao gồm các tài liệu như hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và; – Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT – Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép. Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Công thương thuộc tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
7. Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về kinh doanh hóa chất, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:
Khắc dấu-in bảng hiệu;
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
Khai thuế ban đầu.
Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn xin giấy phép sản xuất hóa chất của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.