Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là một hình thức xuất nhập khẩu mà trong đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ bán hàng cho các đối tác, khách hàng nước ngoài. Các lô hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam bán sẽ được giao trực tiếp tại Việt Nam và tuân theo sự chỉ định của các đối tác, khách hàng nước ngoài.

Theo quy định hiện nay thì các đơn vị xuất khẩu tại chỗ không chỉ là các doanh nghiệp tại Việt Nam mà còn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.

Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Theo thông tư số 38/2015/TT-BTC điều 86, các loại hàng hóa có thể xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ là:

  • Các sản phẩm thiết bị máy móc mượn hoặc thuê, các loại sản phẩm gia công. Các loại vật tư, phế liệu dư thừa, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công. Những loại hàng hóa này đều được quy định một cách rõ ràng tại khoản 3 điều 32 nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Các loại hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài không ở Việt Nam. Các đối tác, khách hàng nước ngoài sẽ chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước.
  • Cuối cùng là các loại hàng hóa, lô hàng mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ pháp lý:

+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ trình lên hải quan với đầy đủ các chứng từ sau:

+ Tờ khai hải quan.

+ Hợp đồng mua bán.

+ Hoá đơn thương mại.

+ Kiểm tra chất lượng tỏng trường hợp mặt hàng có tên trong danh mục phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành.

+ Chứng từ vận tải.

+ Các chứng từ khác nếu có.

Trình tự thực hiện

Đối với người xuất khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

+ Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

Đối với người nhập khẩu

+ Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

+ Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+ Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

+ Bước 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan.

Thuế giá trị gia tăng với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Một đặc thù của nền kinh tế hiện nay, kể cả Việt Nam là hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh mẽ. Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016) thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%.

Các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0%:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

– Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);

– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm: Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; Dịch vụ thanh toán qua mạng; Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

_____________________________________________________________________

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Nếu có bất cứ thắc mắc về việc vấn đề Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.

Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!