Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Cơ sở pháp lý

  • Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước;
  • Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
  • Thông tư ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước

Yêu cầu điều kiện

– Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017;

– Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017;

– Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Thành phần hồ sơ

Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường

  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
  • Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.   

  • Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
  • Văn bản yêu cầu bồi thường;
  • Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ;

Bước 2: Thụ lý hồ sơ;

Bước 3: Cử người giải quyết bồi thường;

Bước 4: Tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại;

Bước 5: Xác minh thiệt hại;

Bước 6: Thương lượng việc bồi thường;

Bước 7: Ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emailhongbanglawfirm@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.