Thủ tục đăng ký khi hợp tác xã chia

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hợp tác xã 2012
  • Thông tư 85/2019/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
  • Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã

Yêu cầu, điều kiện

– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện;
– Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã, Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT;
– Hồ sơ đăng ký có đầy đủ giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Trụ sở chính của hợp tác xã được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã, Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT;
– Hồ sơ đăng ký có đầy đủ giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Trụ sở chính của hợp tác xã được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;

– Điều lệ;

– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp được ủy quyền, phải có thêm: (1) bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền; (2) bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

– Phương án sản xuất kinh doanh;

– Danh sách hợp tác xã thành viên;

– Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc chia hợp tác xã.

– Trường hợp đăng ký hợp tác xã là tổ chức tín dụng kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

Trình tự thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ
– Hội đồng quản trị của hợp tác xã dự kiến chia xây dựng phương án chia trình đại hội thành viên quyết định.
– Sau khi đại hội thành viên quyết định chia, Hội đồng quản trị thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về quyết định chia hợp tác xã và giải quyết các vấn đề liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã mới.
– Hợp tác xã được chia thực hiện phương án chia đã được quyết định và tiến hành thủ tục thành lập theo quy định. Hợp tác xã mới nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định;
+ Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã;
+ Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Người có thẩm quyền đăng ký cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài).
– Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: (1) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài); (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính – Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã
– Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục đăng ký khi hợp tác xã chia. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emailhongbanglawfirm@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.