Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan

1. Những điều cần biết về đăng ký bản quyền tác giả

Quyền tác giả sẽ tự động sinh ra khi tác phẩm được công bố mà không cần phải làm các thủ tục bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật cho phép và khuyến khích các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đăng ký bản quyền để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của mình.

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được coi là giải pháp thường được áp dụng nhiều và phổ biến để bảo vệ cho sự sáng tạo, công sức, tâm huyết và thời gian của tác giả, chủ sở hữu. Bởi những quyền mà tự nó sinh ra là không đủ có thể bảo vệ trọn vẹn các quyền đối với tác phẩm.

Ưu điểm của việc đăng ký bản quyền tác giả

– Khẳng định quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình;

– Chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm;

– Giúp tác phẩm được toàn vẹn, tránh các cá nhân, tổ chức sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của mình đã được bảo hộ;

– Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả:

+ Có toàn quyền phân phối, nhập khẩu, cho thuê tác phẩm

+ Được trả tiền thù lao khi có người khác khai thác và sử dụng tác phẩm

+ Người khác muốn sử dụng thì phải có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu.

+ Tránh những trường hợp bị sao chép hay bị lợi dụng vì mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác.

– Văn bằng bảo hộ sẽ là bằng chứng thép để chứng mình quyền của mình đối với tác phẩm đó khi có tranh chấp hoặc vi phạm xảy ra;

– Để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức sáng tạo, nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo;

– Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, phát triển của đất nước, giúp nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất chơ người dân, góp phần tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội mỗi quốc gia;

– Tạo ra hành lang pháp lý kín kẽ, đảm bảo trong thực thi bảo hộ quyền tác giả;

– Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết về bản quyền với quốc tế;

– Tác động tích cực đến nhận thức và ý thức pháp luật của người dân;

– Bảo hộ quyền tác giả còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển thị trường bình đẳng, lành mạnh;

– Tạo sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý nhà nước và các tổ chức quản lý tập thể quyền.

2. Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

– Tác phẩm phải có tính sáng tạo, nguyên gốc, không sao chép hay bắt chước tác phẩm của người khác.

– Tác phẩm phải được cụ thể hóa dưới 1 loại vật chất nhất định như: tác phẩm văn học, âm nhạc, báo chí, điện ảnh,…

Những việc cần làm trước khi đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan

2.1. Xác đinh loại hình tác phẩm cần bảo hộ

Tác giả, chủ sở hữu cần xác định loại hình tác phẩm cần bảo hộ bản quyền tác giả, bởi loại hình tác phẩm được chia thành nhiều đồi tượng khác nhau và sẽ có thủ tục đăng ký tương ứng. 

Ví d: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký dưới hình thức bản quyền tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; bài hát được đăng ký dưới hình thức bản quyền tác phẩm âm nhạc,…

2.2. Tra cứu quyền tác giả

Đây không phải là bắt buộc, nhưng lại là bước đầu giúp xác định được khả năng và phạm vi bảo hộ của tác phẩm. Tác giả, chủ sở hữu có thể tự mình tra cứu trực tuyến trên cơ sở dữ liệu của Cục Bản quyền tác giả.

Quy trình thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm:

– 01 Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT;

– 02 Bản sao tác phẩm cần bảo hộ;

– Giấy uỷ quyền nếu có ủy quyền cho người khác nộp đơn;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục Bản quyền tác giả.

*Lưu ý: Tất cả các văn bản, tài liệu, giấy ủy quyền phải được làm bằng tiếng Việt; nếu là tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt có dấu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả sẽ cử chuyên viên thẩm định tính hợp lệ của đơn.

– Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định.

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.

*Lưu ý: Giấy chứng nhận đã cấp vẫn có thể bị thu hồi nếu phát hiện ra sai phạm hoặc phát hiện ra bạn không phải chủ sở hữu.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ và quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành nộp các khoản lệ phí quy định và nhận Giấy chứng nhận tại Cục Bản quyền tác giả.

Thời gian để tác phẩm đăng ký được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan

Thông tư 211/2016/TT-BTC thì các khoản phí, lệ phí mà tác giả, chủ sở hữu cần nộp khi làm thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với từng loại hình tác phẩm được quy định như sau:

– Tác phẩm viết, báo chí, âm nhạc và nhiếp ảnh: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận;

– Tác phẩm kiến trúc và bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 đồng/Giấy chứng nhận;

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và tạo hình: 400.000 đồng/Giấy chứng nhận;

– Tác phẩm điện ảnh/sân khấu được hình trên băng đĩa: 500.000 đồng/Giấy chứng nhận;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, các chương trình chạy trên máy tính: 6000.000 đồng/Giấy chứng nhận.

4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Căn cứ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thời hạn bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả như sau:

– Quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật này được bảo hộ vô thời hạn;

– Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

+ Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh:75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

+ Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;

+ Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh và các tác phẩm không thuộc loại hình trên là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ là 50 năm sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!