Cơ sở pháp lý
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
– Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh Bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019;
– Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan. Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2008;
– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 21/02/2006;
– Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2011;
– Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2013;
– Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL;
– Thông tư số 35/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL.
Yêu cầu điều kiện
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Thường trú tại Việt Nam;
3. Có phẩm chất đạo đức tốt;
4. Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp Thẻ giám định viên, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ 5 năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
(Khoản 3 Điều 44 Nghị định số 105/2006/NĐ ngày 22/9/2006; sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010).
Thành phần hồ sơ
-Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan (theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) (01 bản)
-Bản sao kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định hoặc văn bản của Hội đồng kiểm tra chấp nhận được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định (01 bản)
-Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (01 bản)
-02 ảnh màu cỡ 3×4 cm (02 bản)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trình tự thủ tục
Cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC của Cục Bản quyền tác giả.
Nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC của Cục Bản quyền tác giả theo thời gian quy định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan năm 2023. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: hongbanglawfirm@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.