THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Trên thế giới, cho thuê lại lao động là một phương thức sử dụng lao động linh hoạt, mang lại cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với những công việc mang tính chất tạm thời. Ở Việt Nam, hình thức lao động này cũng đã có mặt từ những năm 2000, tuy nhiên phải đến năm 2012, cho thuê lại lao động mới được thừa nhận trong bộ luật Lao động 2012. Việc luật hóa hình thức lao động này đã đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với kế hoạch sử dụng lao động linh hoạt, cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh nhu cầu về lao động trong thời gian ngắn và tiết kiệm các chi phí tuyển dụng cũng như các chi phí khác.

Các điều lưu ý khi cho thuê lại lao động - Phòng Thương mại và Công nghiệp  Việt Nam, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  •    Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14.
  •   Nghị định số 29/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/03/2019
  •  Nghị định 145/2020/NĐ-CP

II. MỘT VÀI VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Khái niệm cho thuê lại lao động:

Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa, cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy, cho thuê lại lao động có những dấu hiệu đặc trưng riêng như:

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với người lao động nhưng không trực tiếp sử dụng lao động mà cho doanh nghiệp khác thuê lại trong một thời gian nhất định theo hợp đồng cho thuê lại lao động giữa hai doanh nghiệp.

Quyền lợi của người lao động cho thuê lại vẫn do doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện và đảm bảo với tư cách là người sử dụng lao động.

Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuê lại lao động, người lao động chịu sự quản lý, giám sát, điều hành trực tiếp của doanh nghiệp thuê lại lao động.

Điểm khác biệt so với quan hệ lao động thông thường:

Về chủ thể tham gia: cho thuê lại lao động luôn có sự tham gia của ba chủ thể: doanh nghiệp cho thuê lao động; doanh nghiệp thuê lại lao động và người lao động cho thuê lại.

Về căn cứ phát sinh: có ba căn cứ làm phát sinh mối quan hệ của các chủ thể tham gia:

Hợp đồng lao động làm phát sinh quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và người lao động được cho thuê lại;

Hợp đồng cho thuê lại lao động động làm phát sinh quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động;

Hành vi sử dụng lao động thực tế làm phát sinh quan hệ giữa người lao động được cho thuê lại và doanh nghiệp thuê lại lao động.

Về quyền quản lý điều hành: Bên sử dụng lao động trực tiếp không ký kết hợp đồng lao động với người lao động mà thông qua một chủ thể khác là bên cho thuê lao động và bên thuê lao động có quyền quản lý, điều hành trực tiếp người lao động.

Về nghĩa vụ sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê lại lao động, bên cho thuê lại lao động phải nhận lại người lao động từ chủ thể thuê và bố trí việc làm tiếp theo cho người lao động.

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:

Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:

  1. a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  2. b) Không có án tích;
  3. c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
  4. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).”

Hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động

IV. CƠ QUAN GIẢI QUYẾT

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh

Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

DỊCH VỤ MÀ LUẬT HỒNG BÀNG CUNG CẤP

– Tư vấn, Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

– Đại diện theo uỷ quyền nộp hồ sơ, bổ sung và nhận kết quả cho Khách hàng.

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG