Thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và môi trường

Cơ sở pháp lý

  • Luật môi trường năm 2020;
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
  • Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính.
  •  Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022

Yêu cầu, điều kiện

Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:

(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

– Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

– Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

– Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

– Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

– Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

– Các thay đổi khác.

Trong đó: Trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

(2) Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày.

Thành phần hồ sơ

– Đối với trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở đề nghị thay đổi nội dung cấp phép: 01 bản chính văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở.

(không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).

– Đối với dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm: 01 bản chính Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm.

Trình tự thủ tục

Bước 1: Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua:

– Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn

– Hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Bước 2: Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả

– Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ quan cấp phép nghiên cứu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và thực hiện:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở;

+ Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung.

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.

– Đối với trường hợp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Cơ quan cấp phép nghiên cứu báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, mẫu chất thải bổ sung (nếu có) và báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở để làm căn cứ xem xét cấp Giấy phép môi trường điều chỉnh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và môi trường. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emailhongbanglawfirm@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.