Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Cơ sở pháp lý 

  • Luật Cạnh tranh 2018 
  • Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh

Nội dung 

Trong nền kinh tế thị trường, việc tự do kinh doanh là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản và quan trọng; đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Theo đó, các doanh nghiệp đã cởi bỏ mọi kìm hãm, mọi vướng mắc để tự do kinh doanh, tự do tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Song cũng chính từ mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu sống còn mà các doanh nghiệp luôn phải nghĩ ra các phương thức kinh doanh để có lợi thế nên trên thị trường và duy trì lợi nhuận và phát triển. Một trong các cách thức đơn giản song lại đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp là lạm dụng quyền tự do kinh doanh để hạn chế khả năng tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, tìm cách loại bỏ một số đối thủ cạnh tranh nào đó trên thương trường, hay là để hạn chế hoặc thủ tiêu sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh bằng cách kí kết các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh. 

Bàn về vấn đề miễn trừ đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự  thảo Luật Cạnh tranh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 thì không phải tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm một cách tuyệt đối không có miễn trừ, không có ngoại lệ chỉ áp đối với những loại thỏa thuận về ngăn cấm, kìm hãm, không cho đối thủ tiềm năng tham gia thương trường, không được phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ các doanh nghiệp không phải là thành viên của thỏa thuận hoặc thống nhất để một hoặc các bên thắng thầu trong cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh, Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

Thứ nhất, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường bao gồm:

  1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 
  2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 
  3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bao gồm:

  1. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; 
  2. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; 
  3. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Thứ ba, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan,  bao gồm:

  1. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; 
  2. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 
  3. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; 
  4. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận; 
  5. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Thứ tư, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, mà các thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường, bao gồm:

  1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  4. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
  5. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  6. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
  7. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  8. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com hoặc lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!