Nghị quyết của Hội đồng thành viên không phải lúc nào cũng được thông qua với sự đồng thuận 100% từ tất cả thành viên. Trong trường hợp này, pháp luật về doanh nghiệp cho phép thành viên biểu quyết phản đối nghị quyết của Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Việc này phải được thực hiện theo những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CỔ ĐÔNG CÓ QUYỀN YÊU CẦU CÔNG TY MUA LẠI CỔ PHẦN
Điều kiện để thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Điều 51. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, điều kiện để thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình là:
(i) Thành viên đó phải bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên.
(ii) Đồng thời, vấn đề mà thành viên đó không tán thành phải mà các vấn đề được dưới đây:
– Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên.
– Tổ chức lại công ty.
– Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Những nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có tác động trực tiếp đến sự tồn tại của công ty hoặc quyền lợi của thành viên, nên khi cho rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng và không muốn chung sống cùng công ty, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Đây còn có thể được xem là một quyền giúp bảo vệ quyền lợi của thành viên góp ít vốn trong công ty. Trong công ty có nhiều chủ, việc sở hữu một tỷ lệ vốn góp càng cao càng giúp thành viên có tác động nhiều hơn đến quá trình ra quyết định chung tại cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty. Như vậy, với một quyết định hay nghị quyết gây bất lợi cho mình, sự biểu quyết không tán thành của các thành viên với phần vốn góp chiếm tỷ lệ nhỏ không thể đủ để khiến cho nghị quyết đó được thông qua. Vì lẽ đó, để khắc phục trường hợp các chủ sở hữu có tỷ lệ vốn góp thấp phải chịu sự bất lợi đến từ những nghị quyết mà họ không sao tác động thay đổi được, Luật Doanh nghiệp trao cho họ quyền được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình như là một cách thức rút vốn, giải thoát họ khỏi công ty.
2. THỜI HẠN VÀ THỦ TỤC YÊU CẦU MUA LẠI PHẦN VỐN GÓP
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2021.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên, công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá.
Để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Việc mua lại phần vốn góp khi có yêu cầu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật của thành viên là nghĩa vụ của công ty. So sánh với luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 52 có quy định “trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp… thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình…”. Cách diễn đạt này dẫn đến cách hiểu là công ty không bắt buộc phải mua lại phần vốn góp khi thành viên có yêu cầu, và công ty có thể quyết định mua lại hoặc từ chối. Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014, quy định này đã được sửa đổi: “Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty”. Như vậy, công ty chỉ có nghĩa vụ mua lại khi công ty có thể thanh toán phần vốn góp được yêu cầu mua lại mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ khác của công ty. Khi không thể thanh toán, công ty phải cho phép các thành viên đạt được mục đích của họ bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải thành viên công ty.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG