Tác phẩm là gì? Quy định pháp luật về Điều kiện bảo hộ tác phẩm

1. TÁC PHẨM

Căn cứ Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổibởi Khoản 2 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ năm 2005)

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

7.Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, ký sự, tùy bút, văn hoa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác. Tác phẩm được bảo hộ bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các ký tự khác thay cho chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, các sản phẩm trí tuệ này chỉ được công nhận là tác phẩm khi chúng đã được ấn định trên hình thái vật chất (vật mang tin) hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào đủ để người khác biết đến sản phẩm. Vì thế các kết quả của hoạt động lao động sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng, chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức vật chất nhất định thì không thể nhận biết được nên chưa đươc coi là tác phẩm.

2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TÁC PHẨM

a. Là kết quả của hoạt động sáng tạo

Chất lượng nội dung của tác phẩm là vấn đề quan trọng đối với chính tác phẩm và tác giả của nó. Những tác phẩm có nội dung phong phú và chất lượng cao (bài thơ, cuốn tiểu thuyết, bộ phim hai, bức tranh ấn tượng…) sẽ được nhiều người đón nhận và sẽ có sức sống mãi với thời gian. Để tác phẩm đạt được điều đó, tác giả của nó phải là người tài năng trong lao động sáng tạo. Tuy nhiên, việc thừa nhận tác phẩm hoàn toàn không phụ thuộc vào chất lượng của tác phẩm. Tác phẩm đã được tạo ra dù có nội dung với chất lượng như thế nào để đều được thừa nhận, miễn là tác phẩm đó mang tính sáng tạo. Quy định của pháp luật về tính sáng tạo của tác phẩm ở các nước có sự khác nhau về mức độ nhưng nhìn chung đều là sự yêu cầu về tính mới của tác phẩm. Luật Australia coi tình mới của tác phẩm là sự sáng tạo, không đòi hỏi việc thể hiện tác phẩm dưới dạng mới những tác phẩm đó nhất thiết không phải là bản sao của một tác phẩm khác. Luật của Hoa Kỳ yêu cầu về tình mới của tác phẩm phải là kết quả tối thiểu của cố gắng sáng tạo của tác giả. Luật của cộng hòa Liên bang Đức đại quy định rằng một tác phẩm chỉ được thừa nhận khi nó trở thành một trí tuệ mang dấu ấn cá nhân.

b. Phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định

Về thực tế, chúng ta đều thấy rằng không ai có thể cảm nhận, nắm bắt được vấn đề nào đó khi đang còn nằm trong suy nghĩ của người khác. Vì vậy, những ý tưởng thậm chí những kết quả lao động sáng tạo của một người đã có nội dung cụ thể nhưng họ chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì vẫn không thể có cơ sở để thừa nhận. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được tạo dưới hình thức nhất định. Khi một người cho rằng tác phẩm mà người khác đã công bố là kết quả lao động sáng tạo của mình thì họ phải chứng minh kết quả đó đã được họ thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định vào thời điểm trước khi người kia công bố tác phẩm. Tuy nhiên, để chứng minh được điều này sẽ rất khó khăn nếu tác phẩm đó chưa được công bố phổ biến bởi bên cạnh việc người khác chỉ có thể nắm bắt được tác phẩm khi nó được thể hiện theo hình thức nhất định thì để mọi người biết được tác phẩm đó là của mình, tác giả còn phải công bố, phổ biến tác phẩm bằng cách trình bày tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trình bày, xuất bản, biểu diễn phát thanh, truyền hình hoặc các hình thức khác. Pháp luật nước ta không xác định cụ thể hình thức vật chất mà tác phẩm được thể hiện là hình thức nào nên có thể được hiểu chung là vật mang tin như sách, báo, trang viết và các vật liệu khác với chất liệu khác nhau.

c. Thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học

Lao động vừa là bản năng vừa là hoạt động không thể thiếu của côn người trong đời sống xã hội. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của loại người, lao động giữ vai trò quan trọng, Ph. Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: lao động đã tạo ra chĩnh bản thân con người”. Pháp luật nước ta đã ghi nhận lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mọi công dân. Mọi người đều có quyền tự do lao động trong mọi lĩnh vực phù hợp với mọi khả năng của mình. Thông qua lao động, con người tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, lao động là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Bên cạnh yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần cũng là điều kiện không thể thiếu được trong sự tồn tại của con người cụ thể nói riêng và của cả xã hội nói chung. Sản phẩm do lao động tạo ra rất phong phú, trong đó, lao động thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội được thể hiện thông qua các loại hình tác phẩm. Vì vậy kết quả của lao động chỉ được coi là tác phẩm nếu lao động đó được thực hiện trong các lĩnh vực nói trên.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG