Quy định pháp luật về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Các hình thức chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành quy định có 02 hình thức chính về việc chuyển giao các quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể: Chuyển nhượng và Chuyển quyền sử dụng.

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Căn cứ Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền sau đây cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
  • Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
  • Quyền của tổ chức phát sóng.

Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân theo quy định, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân.

Trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Căn cứ Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ, Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản và có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền

Bước 2: Đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Chuẩn bị các hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • 02 bản sao tác phẩm/bản định hình;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền);
  • Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).

– Nộp hồ sơ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả). Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định như:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
  • Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
  • Quyền của tổ chức phát sóng.

Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Căn cứ Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ, nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng

Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng được thực hiện theo quy định như đối với trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.

________________________________________________________________________

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Quy định pháp luật về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Nếu có bất cứ thắc mắc về việc Quy định pháp luật về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.

Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!