QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THADS VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG THADS VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

1. Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ

Theo khoản 1 điều 67 LTHADS sửa đổi 2014: “Việc phong tỏa tài khoản, tài sản  ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải THAcó tài khoản, tài sản gửi giữ”.

a, Mục đích

Mục đích của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải THA là giữ nguyên được hiện trạng tiền, tài sản gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước, nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA.

b, Căn cứ

Căn cứ áp dụng biện pháp bảo đảm THADS dựa trên yêu cầu của đương sự hoặc tự CHV thấy cần thiết phải áp dụng. Biện pháp bảo đảm này được áp dụng trong trường hợp người phải THA có nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền, tài sản.

Khi biện pháp này được áp dụng sẽ cô lập, đặt tài khoản, tài sản của người phải THA trong tình trạng bị phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản, tài sản nơi gửi giữ.

c, So với luật THADS 2008

Luật THADS 2014 quy định rõ hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản. Ngoài ra so với khoản 2 điều 67 luật THADS năm 2008 điều 44 luật THADS 2014 còn quy định thêm trách nhiệm ký vào biên bản của các cơ quan, tổ chức trong trường hợp CHV xác minh trực tiếp. Điều này giúp cho CHV dễ dàng lựa chọn hình thức xác minh trực tiếp hay bằng văn bản.

d, Thực tiễn thi hành

Trong thời gian từ năm 2014 đến 2016 đã có kết quả đáng khích lệ. Nếu như năm 2014, tổng số việc đã ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa nhiều nhất là 1216 việc thì năm 2016 ít nhất với 721 việc, như vậy năm 2016 giảm 495 việc so với năm 2014. Địa phương ra nhiều quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa là thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 với 947 việc, năm 2015 là 376 việc và năm 2016 với 392 việc…

e, Hạn chế

  • Pháp luật chưa có quy định cụ thể về hành vi tẩu tán tiền, theo đó chỉ quy định một cách rất chung chung đó là việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản sẽ là căn cứ để ngăn chặn việc tẩu tán số tiền có trong tài khoản. Nhưng do chưa có quy định cụ thể nên việc phân biệt tẩu tán tiền trong tài khoản và việc thực hiện giao dịch bình thường vẫn chưa có ranh giới xác định rõ ràng.
  • Pháp luật hiện nay cũng chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác minh thông tin của người phải thi hành án. Điều đó càng trở nên khó khăn hơn khi xác minh thông tin về tài khoản của người phải THA do chính người được THA tiến hành thu thập, xác minh. trên thực tế pháp luật cũng cónhững quy định đảm bảo quyền nay của người được thi hành án, tuy nhiên việc ứng dụng nó trên thực tế càng trở nên khó khăn hơn vì nó không được pháp luật quy định một cách cụ thể về trình tự, thủ tục và tư cách của người được THA khi yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp về vấn đề này.
    • Ví dụ Ngày 25 tháng 11 năm 2019, CHVxác định Công ty A có tài khoản tại Ngân hàng B – chi nhánh C nhưng qua xác minh thì số dư chỉ có một triệu đồng nhưng tổng nghĩa vụ phải THA của Công ty này là một tỷ đồng. Số dư nay quá ít để áp dụng biện pháp bảo đảm mặc dù trước đó, đã có thông tin Công ty A vừa nhận được khoản tiền hàng về tài khoản hơn 2 tỷ. Trong quá trình xác minh do ngân hàng không cung cấp thông tin kịp thời nên CHV không thể phong tỏa số tiền để xử lý.

Tính hiệu lực của biên bản đã lập khi xác minh về thông tin tài khoản trước khi kịp ban hành quyết định phong tỏa cũng là một vấn đề quan trọng cần phải đề cập đến.

Trong trường hợp nếu như tổ chức tín dụng thực hiện theo yêu cầu của cơ quan THADS thì  sẽ phải đối mặt với việc khiếu nại, hay bị khởi kiện từ phía khách hàng trong việc cung cấp thông tin và tự ý tạm dừng giao dịch thông qua tài khoản trong khi chưa có sựđồng ý của chủ tài khoản cũng như chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên trong trường hợp tổ chức tín dụng không đáp ứng yêu cầu của cơ quan THADS thị phía tổ chức tín dụng có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Hiện nay pháp luật còn quy định một cách rất chung chung về trách nhiệm của những cơ quan này.

2. Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Biện pháp này được quy định tại điều 68 luật THADS 2014 và được hướng dẫn tại điều 18 nghị định 62/2015.

Theo đó có thể áp dụng độc lập hoặc đồng thời hai biện pháp là tạm giữ giấy tờ của đương sự và tạm giữ tài sản của đương sự.

Tạm giữ giấy tờcủa đương sự là biện pháp được tiến hành trên các động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản thông qua việc tạm giữ các giấy tờ liên quan đến động sản, bất động sản mà người phải THA đang quản lý, sử dụng.

Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp THA được tiến hành trên các động sản mà người phải THA đang quản lý, sử dụng dưới phương thức tạm giữ tài sản, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn người phải THA tẩu tán, định đoạt tài sản, trốn tránh việc THA. So với LTHADS 2008, LTHADS 2014 đã có những sửa đổi, bổsung hết sức cần thiết về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự như về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan hữu quan.

Tham khảo thực tiễn áp dụng từ năm 2014 đến năm 2016 có thể thấy từ năm 2014 đến năm 2016 về cơ bản việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ đối với số việc và số tiền là tăng. Cụ thể năm 2016 là 314 việc tăng 220 việc so với năm 2015 là 94 việc và tăng 121 việc so với năm 2014 là 193 việc. Nhìn chung biện pháp này cũng đã và đang được thực thi một cách hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế, cụ thể như:

  • Thứ nhất, cơ chế đảm bảo cho việc bồi thường khi yêu cầu tạm giữ tài sản, giấy tờ không đúng gây thiệt hại cho người phải THA hoặc người thứ ba vẫn chưa được quy định. Mặc dù khoản 2 điều 66 luật THADS 2014 có quy định người yêu cầu CHV áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Tuy nhiên phải bồi thường như thế nào, hình thức bồi thường ra sao thì chưa có quy định.
  • Thứ hai, trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm này cũng chưa được quy định cụ thể. Mặc dù luật THADS 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung là quy định trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ song lại chưa xác định rõ trách nhiệm, biện pháp xử lý khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm. Điều nảy dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, ảnh hưởng đến quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ.
  • Thứ ba, việc thi hành nghĩa vụ của người phải THA là phần vốn góp trong các tổchức, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bởi CHV rất e ngại khi xử lý quyền tài sản này vì thường không nhận được sự đồng thuận từ phía các tổ chức, doanh nghiệp do việc xửlý phần vốn góp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh đồng thời thay đổi điều lệ, cơ cấu nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp.

3. Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại điều 69 trong LTHADS 2014 và được hướng dẫn tại Điều 19 của Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

Theo đó, CHV có quyền quyết định áp dụng biện pháp này trong trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc THA.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA, CHV phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của luật THADS; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sởhữu, sử dụng của người phải THA thì CHV phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Tham khảo thực tiễn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản từ năm 2014 đến năm 2016 có thể thấy số vụ việc ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm không có sự biến động nhiều.

Cụ thể năm 2014 là 2.325 việc, năm 2015 là 2.521 việc và năm 2016 là 2.494 việc. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản vẫn chưa đạt được như mong muốn bởi những hạn chế, khó khăn nhất định như:

  • Thứ nhất, chế tài đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản chưa được quy định cụ thể.
  • Thứ hai, là hiện nay về cơ chế phối hợp giữa cơ quan THA và cơ quan Công an cũng như sự phối hợp với các cơ quan khác có liên quan vẫn chưa được pháp luật quy định. Trong trường hợp người phải THAkhông tự nguyện THAđể đảm bảo cho việc THADS diễn ra hiệu quả, nhiều trường hợp vai trò hỗ trợ của các cơ quan kể trên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc thực hiện THADS.
  • Thứ ba, là về mặt thời hạn thực hiện, thông thường sau khi đã tạm giữ tài sản mà người phải THAvẫn không tự nguyên THAđể áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS, CHVphải thực hiện việc xác minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản của họ tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tuy nhiên do pháp luật quy định thời hạn áp dụng biện pháp này chỉ có 15 ngày nên việc nhận được kết quả dường như không đạt hiệu quả cao.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!