Phòng tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại 2005

2. Nhận diện rủi ro trong đàm phán hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại.

  • Trong đàm phán hợp đồng cung ứng dịch vụ thường tiềm ẩn các rủi ro như:
    • Thứ nhất, rủi ro về năng lực chủ thể hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại. Đối tác trong đàm phán có thể không tồn tại trên thực tế, hay ngành nghề kinh doanh của đối tác không phù hợp với hoat động kinh doanh đang mong muốn hợp tác. Bên cạnh đó còn có thể có rủi ro đối với năng lực tài chính của đối tác.
    • Thứ hai, rủi ro về hiệu lực của kết quả đàm phán. Đàm phán thành công không có nghĩa là sẽ ký kết được hợp đồng. Có trường hợp, đã có kết quả đàm phán công nhưng đối tác hủy ngang hoặc không công nhận kết quả đàm phán đó. Như vậy sẽ khiến chúng ta vừa mất thời gian, chi phí vừa bỏ lỡ các cơ hội hợp tác khác trong kinh doanh.
    • Thứ ba, rủi ro về sự thay đổi của pháp luật sau đàm phán. Có thể thấy pháp luật của Việt Nam thường xuyên có sự thay đổi. Chính vì vậy mà nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các chủ thể trong hoạt động đàm phán hợp đồng thương mại. Pháp luật thay đổi sau đàm phán có thể dẫn đến thiệt hại về kinh tế cũng như lợi ích cho một trong số các bên chủ thể.

3. Phòng tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại.

Để có thể thành công trong việc đàm phán các hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại cần có sự chuẩn bị kĩ trước khi đàm phán cũng như những kỹ năng để có thể đàm phán một cách khéo léo tránh những rủi ro có thể gặp phải. Sau đây là một số điểm cần tránh khi đàm phán hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại:

  • Về chuẩn bị trước khi bước vào đàm phán:
    • không chuẩn bị phương án đàm phán hoặc chuẩn bị không chu đáo;
    • Chuẩn bị nhân sự đoàn đàm phán không hợp lý;
    • Không tìm hiểu năng lực thực hiện hợp đồng của đối tác;
    • Không tìm hiểu hồ sơ pháp lý của đối tác.
  • Trong quá trình đàm phán:
    • Mở đầu đàm phán cần tránh tạo không khí căng thẳng, thiếu thiện chí và tin cậy;
    • Nói quá nhiều;
    • Không quan sát, bỏ qua thái độ, cử chỉ, nét mặt của đoàn đàm phán phía đối tác để dự liệu hành vi và thái độ tiếp theo cho mình,…;
    • Không kiểm tra thông tin về người đại diện hợp pháp của đối tác. Kết thúc đàm phán cần tránh việc không biết kết thúc đúng lúc;
    • Từ bỏ khi đàm phán đi vào bế tắc mà không tìm cách tháo gỡ;
    • Không chú trọng việc lập và kí xác nhận tại các bản ghi nhớ.
  • Về năng lực chủ thể ký kết hợp đồng, để đảm bảo tính có hiệu lực của hợp đồng thì việc tìm hiểu thông tin về năng lực chủ thể của đối tác là một bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Còn về vấn đề ngành nghề kinh doanh của đối tác, cần tìm hiểu các thông tin về ngành nghề kinh doanh của đối tác có đúng với ngành nghề được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh khi mà ngành nghề kinh doanh của đối tác không phù hợp. Gây ảnh hưởng đến quá trình đàm phán hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!