Người làm chứng và người chứng kiến là hai chủ thể thường bị nhầm lẫn trong tố tụng hình sự. Vậy làm thế nào để phân biệt hai chủ thể này? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật Hồng Bàng để được giải đáp.
1. Khái niệm người làm chứng và người chứng kiến
Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.
2. Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến
Tiêu chí | Người làm chứng | Người chứng kiến |
Cơ sở pháp lý | Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. | Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. |
Khái niệm | Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. | Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. |
Vai trò | Biết được tình tiết liên quan đến vụ án, tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng. |
Được mời để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định.Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.
Một số trường hợp tại khoản 1, 2, 4 Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 phải có 02 người chứng kiến bao gồm:
|
Đối tượng không được làm người làm chứng/ người chứng kiến |
|
|
Quyền |
|
|
Nghĩa vụ |
|
|
3. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề người làm chứng và người chứng kiến. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.