Khi tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, các loại giấy thường gặp nhất là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh. Các loại giấy này có nhiều sự liên quan, vì vậy dễ gây ra nhầm lẫn, nhiều người vẫn nghĩ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là giấy phép kinh doanh.
Vậy làm sao để phân biệt giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh? Bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
1. Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Hay nói một cách khác, giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
2. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có thể hiểu đơn giản rằng, giấy phép kinh doanh giống như một loại giấy có tính chất thông hành đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Thông qua giấy phép kinh doanh sẽ đánh giá được cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có hoạt động hợp pháp hay không. Hơn hết những đơn vị có giấy phép kinh doanh sẽ được nhà nước cho phép và bảo vệ quyền lợi.
Khi cấp phép cho những đối tượng này, Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Do đó, đây là thủ tục bắt buộc phải hoàn thành để hợp pháp hóa việc kinh doanh.
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.
4. Điểm giống nhau giữa Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điểm giống nhau giữa các loại giấy này là đều là loại giấy phép mà cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và theo đó, đối tượng được cấp sẽ có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý.
5. Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép kinh doanh
Bên cạnh những điểm tương đồng, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có những điểm khác biệt như sau:
Tiêu chí | Giấy chứng nhận đầu tư | Giấy phép kinh doanh | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Khái niệm | Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.Cơ sở pháp lý: khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. | Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | Giấy phép đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.Cơ sở pháp lý: Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020
|
Đối tượng cấp | Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp |
Cơ quan cấp | Sở Kế hoạch & Đầu tư/Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế(Điều 39 Luật Đầu tư) | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư |
Nội dung | 1. Tên dự án đầu tư.2. Nhà đầu tư.
3. Mã số dự án đầu tư. 4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng. 5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư. 6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động). 7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. 8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn. 9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có). 10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). (Điều 40 Luật Đầu tư). |
1. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;2. Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;
3. Phạm vi các hoạt động kinh doanh; 4. Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; 5. Thời hạn của giấy phép; 6. Các nội dung khác.
|
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. (Điều 28 Luật Doanh nghiệp).
|
Trình tự, thủ tục | 1. Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư, sau 05 ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, trong 15 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư)
|
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.Hồ sơ xin ĐKKD của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.
2. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.
|
Hiện nay, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo các cách như sau:– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
– Nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử + Đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh + Đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số (Doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải tiến hành thủ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng). Kể từ 04/01/2021, theo quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, doanh nghiệp không cần phải nộp hồ sơ bằng bản giấy. Tuy nhiên, khi nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thực hiện thủ tục vẫn phải lên Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận. Trường hợp được uỷ quyền thì người được uỷ quyền phải mang theo Giấy uỷ quyền và giấy tờ nhân thân của mình. |
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về sự giống và khác nhau của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành
Nếu có bất cứ thắc mắc về sự giống và khác nhau của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.
Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!