CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (“Luật Quản lý ngoại thương”);
- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (“Nghị định 09”);
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (“Nghị định 69”).
Về vấn đề nhập khẩu hàng hóa, Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương năm 2019 quy định các nhóm đối tượng chính có quyền tự do nhập khẩu hàng hóa:
(i) Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
(ii) Thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Đối với nhóm đối tượng (i), quyền nhập khẩu được thực hiện như sau
- Thương nhân được kinh doanh nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu;
- Nếu nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điềukiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
- Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
Sau khi rà soát, kiểm tra Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (tại mục II – phụ lục I Nghị định 69), hàng hóa là “mỡ bôi trơn” không thuộc danh sách này. Ngoài ra, pháp luật cũng không đặt ra các điều kiện, yêu cầu về giấy phép đối với các đối tượng thuộc nhóm (i).
–> Như vậy, các đối tượng thuộc nhóm (i) được tự do nhập khẩu mặt hàng “mỡ bôi trơn”.
Đối với nhóm đối tượng (ii), quyền nhập khẩu được thực hiện như sau
Thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của Nghị định 09, theo đó tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần phải được cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn”. Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh như sau:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam
- Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền: Sở Công Thương
Thời gian làm việc: 35 – 40 ngày làm việc
–> Như vậy các đối tượng thuộc nhóm (ii) cần xin Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương để thực hiện các hoạt động nhập khẩu hàng hóa “mỡ bôi trơn”.
DỊCH VỤ CỦA LUẬT HỒNG BÀNG
- Tiếp nhận yêu cầu của Quý khách hàng và tư vấn sơ bộ về quy định pháp luật liên quan đến yêu cầu của Quý khách hàng.
- Xây dựng, soạn hồ sơ để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Quý khách hàng.
- Chỉnh sửa hồ sơ theo quy định của pháp luật (nếu cần thiết), theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan nhà nước.
- Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho Quý khách hàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: hongbanglawfirm@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.