Nên thành lập văn phòng luật sư hay công ty luật?

Bạn đang mong muốn mở một hình thức tổ chức hành nghề luật sư để thực hiện dịch vụ pháp lý nhưng bạn lại phân vân không biết lựa chọn văn phòng Luật hay công ty Luật.

Bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết có liên quan về văn phòng Luật và công ty Luật, bạn đọc có thể tham khảo.

1. Nên thành lập văn phòng luật sư hay công ty luật?

1.1 Văn phòng luật sư là gì?

Văn phòng luật sư là một trong những hình thức của tổ chức hành nghề luật sư mà các chủ thể có thể lựa chọn để tham gia hoạt động.

Theo định nghĩa tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.

Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

1.2 Công ty luật là gì?

Công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sư (cùng với văn phòng luật sư).

Công ty luật hoạt động trong lĩnh vực luật/pháp lý và được sở tư pháp, nơi có đoàn luật sư mà giám đốc hoặc chủ sở hữu công ty luật là thành viên cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Công ty luật bao gồm: Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

Tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hay“công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.

Khi đặt tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

1.3 Nên mở công ty luật hay văn phòng luật?

Để trả lời cho câu hỏi nên mở công ty Luật hay văn phòng Luật thì chúng ta cùng nhìn nhận điểm khác biệt của hai loại hình này như sau:

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức:

Theo Điều 33 Luật luật sư 2006, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều 34 Luật luật sư 2006 có quy định, công ty luật bao gồm các hình thức công ty hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Thành viên của các công ty luật này phải là luật sư. Đối với công ty luật hợp danh, có ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. Đối với công ty luật TNHH, công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập, công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Thứ hai, về tên gọi:

Khoản 2 Điều 33 Luật luật sư 2006 quy định rằng tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được đặt tên trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động.

Còn Điều 34 Luật luật sư 2006 có quy định tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác.

Tên của văn phòng luật sư và công ty luật đều không được sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ ba, về đại diện theo pháp luật và trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp

Đối với văn phòng luật sư, trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.

Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch thanh toán (có hiệu lực từ ngày 01/03/2019) thì văn phòng luật sư thuộc đối tượng được mở tài khoản ngân hàng để thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán là văn phòng luật sư thay vì là người đại diện theo pháp luật như trước đây.

Đối với công ty luật, đại diện theo pháp luật của công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do công ty thỏa thuận; còn đại diện theo pháp luật của công ty luật TNHH một thành viên là giám đốc công ty.

Về phần trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp, công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty.

Thành viên của công ty luật TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.

Trên đây là những khác biệt căn bản giữa công ty Luật và văn phòng Luật, dựa trên nhu cầu cá nhân của từng chủ thể mà chúng ta lựa chọn mở công ty hay mở văn phòng.

2. Ưu nhược điểm thành lập văn phòng luật sư

2.1 Ưu điểm thành lập văn phòng luật sư

Văn phòng Luật là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như thế, trưởng văn phòng Luật có toàn quyền quyết định mọi hoạt động liên quan của văn phòng Luật.

2.2 Nhược điểm thành lập văn phòng luật sư

Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Như thế, văn phòng Luật sẽ không thể huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ nhiều nguồn bên ngoài.

Mỗi cá nhân chủ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Hay nói cách khác, mỗi một luật sư chỉ có thể thành lập một văn phòng Luật mà thôi.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu phát sinh vấn đề gì, Trưởng văn phòng Luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn với vấn đề đó.

Quy mô văn phòng nhỏ, chỉ có 1 Luật sư, khó lòng giải quyết nhiều vụ việc hoặc những vụ việc có quy mô lớn.

3. Ưu nhược điểm thành lập công ty luật

Công ty luật sẽ có đổi ngũ nhân lực đông hơn văn phòng luật sư do đó việc nghiên cứu và thực hiện các công việc sẽ có nhiều luật sư/trợ lý luật sư hỗ trợ để thực hiện công việc một cách nhanh chóng.

3.1 Đối với công ty luật hợp danh

3.1.1 Ưu điểm

Phải có ý nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Thành viên hợp danh của công ty Luật là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao trong ngành. Tạo sự tin cậy cho đối tác.

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.1.2 Nhược điểm

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3.2 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

3.2.1 Ưu điểm

Công ty Luật TNHH được tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hình thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, được nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Công ty Luật TNHH cũng tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bố và sử dụng vốn.

Được tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh mà không giới hạn như văn phòng Luật.

Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.

Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

3.2.2 Nhược điểm

Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Quyền lực được chia cho các thành viên là chủ sở hữu.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG