Khi sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với các sản phẩm thông qua quá trình hội nhập với thế giới. Một điều quan trọng không thể quên nhằm bảo vệ lợi ích uy tín cho doanh nghiệp đó là đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Vậy đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì, thủ tục như thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để mở rộng phạm vi kinh doanh và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu của bên thứ 3 tại quốc gia đó. Nhãn hiệu của đơn vị sau khi đăng ký thành công sẽ được bảo hộ về mặt quốc tế trong thời hạn nhất định, các nước trong phạm vi bảo hộ không được quyền xâm phạm đến nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức đã đăng ký.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức sáng tạo ra nhãn hiệu đó, nhãn hiệu là tài sản gắn liền với họ mà không ai có thể xâm phạm được tại quốc gia nước ngoài, mà họ đã thực hiện đăng ký. Đồng nghĩa với việc được sử dụng độc quyền nhãn hiệu này trên lãnh thổ đã đăng ký.
Ngoài ra đăng ký nhãn hiệu trên thị trường quốc tế cũng góp phần quảng bá thương hiệu trong nước ra nước ngoài, góp phần khẳng định vị thế của đất nước trên thị trường quốc tế, tăng sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Lưu ý: Quyền của nhãn hiệu sẽ được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.
2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Việc Chính phủ Việt Nam liên tục ký kết các Hiệp định song phương và đa phương đặc biệt là kế hoạch xúc tiến lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tiếp tục mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam các cơ hội làm ăn với thương nhân nước ngoài nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trước những thách thức, khó khăn không nhỏ.
Khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế trên hệ thống đăng ký nhãn hiệu Madrid cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp;
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
- Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo hệ thống Madrid.
3. Hình thức bảo hộ nhãn hiệu quốc tế hiện nay
Hiện nay có hai hình thức để các cá nhân, tổ chức mong muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện:
- Nộp đơn thông qua hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế của Madrid khi đáp ứng hai điều kiện: Nước muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng là thành viên của Hệ thống Madrid, các nhân, tổ chức đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu trong nước;
- Hệ thống Madrid bao gồm có Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid, Việt Nam hiện nay đã tham gia và là thành viên của cả nghị định thư và thỏa ước này. Cho nên khi đăng ký cần tìm hiểu quốc gia mà muốn đăng ký là thành viên của một trong hai trường hợp trên để lựa chọn thành phần hồ sơ, giấy tờ sao cho đúng là hợp lý.;
- Hình thức đăng ký hãy giúp các chủ thể muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn;
- Nộp đơn đăng ký bảo hộ trực tiếp tại quốc gia với trường hợp nước muốn đăng ký bảo hộ không phải là thành viên của hệ thống Madrid.
Tùy thuộc pháp luật của mỗi quốc gia và yêu cầu của quốc gia đó sẽ khác nhau, do đó cần khoảng thời gian tìm hiểu kỹ pháp luật nước đó. Hình thức đăng ký này sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí của chủ thể đăng ký.
Lưu ý: Cả hai trường hợp nộp đơn nêu trên, khách hàng đều nên lựa chọn các công ty tư vấn sẽ đại diện cho khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bởi tính chất phức tạp của quy trình thực hiện công việc này.
4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng sẽ lựa chọn hình thức đăng ký quốc tế nào trong 3 hình thức chúng tôi đã tư vấn ở trên. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
Giấy uỷ quyền theo mẫu của từng quốc gia đăng ký;
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Tên các nước cần bảo hộ nhãn hiệu;
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);
- Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của cơ quan nhận đơn (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid); 01 bản;
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ xin đăng ký.
5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài
Việc đầu tiên của thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký, tùy thuộc vào thị trường các quốc gia mà bạn hướng đến để phát triển dòng sản phẩm mang tên nhãn hiệu của mình.
Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có hai hình thức: Nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
5.1. Hình thức nộp đơn trực tiếp
Áp dụng cho trường hợp quốc gia mà bạn lựa chọn không phải là thành viên của hệ thống Madrid hoặc là thành viên của hệ thống Madrid nhưng chủ sở hữu muốn nộp đơn trực tiếp.
Khi tiến hành nộp đơn trực tiếp, bạn sẽ phải tuân theo quy định pháp luật của từng quốc gia mà bạn lựa chọn (về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thời gian…)
5.2. Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madrid
Chỉ nên áp dụng trong trường hợp bạn đăng ký cho nhiều quốc gia. Bạn chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp bạn tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid (thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid).
- Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid: Bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên Cơ quan WIPO;
- Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: Không giống như Thỏa ước Madrid, bạn chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO.
Việc nên lựa chọn hình thức đăng ký trực tiếp hay đăng ký thông qua tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới sẽ phụ thuộc vào số quốc gia đăng ký hoặc quốc gia đăng ký có là thành viên của nghị định thư madrid hay thỏa ước madrid hay không.
Trong trường hợp khách hàng chỉ đăng ký tại 1,2 quốc gia khách hàng nên lựa chọn hình thức đăng ký trực tiếp, ngược lại nếu số lượng quốc gia đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhiều, khách hàng có thể lựa chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo Nghị định thư bởi sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc đăng ký.
Trên đây là bài viết chi tiết các vấn đề về hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.