Hiện nay, tính pháp lý của Biên bản ghi nhớ – Memorandum of Understanding (“MOU“) vẫn còn bị các bên trong giao dịch M&A nhầm lẫn và từ đó phát sinh những tranh chấp không đáng có. Qua bài viết này, Luật Hồng Bàng sẽ đưa ra những phân tích về tính pháp lý của văn bản này từ góc độ quy định pháp luật hiện hành.
Mục đích của MOU
MOU là văn bản ghi nhận những nội dung làm việc ban đầu giữa các bên
Tính hiệu lực của MOU
Điều 116 Bộ Luật dân sự quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” và Điều 385 Bộ Luật Dân sự quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“.
MOU theo nguyên tắc sẽ là “ghi nhận ban đầu” nên sẽ không có tính ràng buộc pháp lý giữa các bên, ngoại trừ một số điều khoản về bảo mật thông tin và hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận chi tiết về hiệu lực, có cấu trúc của một hợp đồng và đủ điều kiện có hiệu lực thì MOU lại có tính pháp lý (Khi này MOU không còn đóng vai trò là biên bản ghi nhớ mà có tính chất tương tự như một hợp đồng). Vậy về mặt bản chất, tên của văn bản không quyết định bản chất của văn bản đó. Các bên vẫn có thể lập một văn bản, gọi nó là Biên bản ghi nhớ, hay Thỏa thuận ban đầu, tuy nhiên nếu bản chất của các nội dung chứa đựng trong các văn bản trên mang tính chất như một hợp đồng hợp pháp theo quy định tại Bộ Luật Dân sự và đồng thời có các thỏa thuận rõ ràng về hiệu lực của các văn bản đó, các bên vẫn sẽ bị ràng buộc bởi các nội dung của văn bản đó. Và ngược lại, nếu các bên muốn ràng buộc lẫn nhau bằng MOU, các bên sẽ phải thêm những điều khoản, nội dung thể hiện rõ ràng tính chất như vậy trong MOU và đảm bảo điều kiện có hiệu lực theo như quy định của pháp luật.
Đặc trưng của MOU
- Thông thường, MOU là bước đầu tiên hướng tới một hợp đồng pháp lý ràng buộc;
- Thường có ít các quy định hơn, đơn giản, linh hoạt hơn so với hợp đồng;
- Cho phép các bên thiết lập ý chí chung, cho phép các mục tiêu được thể hiện rõ ràng, hình thành lộ trình thương thảo;
- MOU sẽ giúp các bên dễ rút lui vì bất cứ bên nào nhận thấy mục tiêu chung không phù hợp với mục tiêu đề ra khi tham gia giao dịch đều có thể hủy thỏa thuận.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!