HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn), là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:

  • Hợp đồng độc quyền
  • Hợp đồng không độc quyền
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;

2. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

  • Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp không thể giao kết được.
  • Ngoài ra, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng đó.
  • Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là:

3. Căn cứ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

  • Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm các thông tin về: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng
  • Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp

Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

4. Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Bao gồm gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

  • Về quyền sử dụng: hai bên thỏa thuận về quyền sử dụng của bên nhận chuyển giao, phạm vi sử dụng của bên nhận chuyển giao, đưa ra các trường hợp hạn chế sử dụng
  • Giới hạn lãnh thổ: là quốc gia nơi bên chuyển giao được sử dụng, có thể một hoặc nhiều quốc gia trong số các quốc gia mà đối tượng bảo hộ được bảo hộ.

5. Thời hạn hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Bao gồm thời hạn chuyển quyền sử dụng và thỏa thuận về gia hạn sử dụng hoặc kết thúc việc sử dụng trước thời hạn.

6. Giá chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

  • Bao gồm: giá, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán
  • Xử lí trong trường hợp chậm thanh toán do các bên thỏa thuận về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.

7. Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Hai bên thỏa thuận với nhau về trách nhiệm đăng kí chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan.

8. Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:

  • Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp
  • Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
  • Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng.

9. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 đã quy định cụ thể như sau: Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), chỉ dẫn địa lý:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
    Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu
  • công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
    Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!