Hai cấu trúc mua lại căn bản trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

M&A được khẳng định là một trong những chiến lược không thể thiếu của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc các doanh nghiệp nắm bắt được những kiến thức về M&A là vô cùng quan trọng. Hãy “bỏ túi” ngay “các cấu trúc mua lại căn bản” nếu bạn muốn hiểu về vấn đề này.

M&A là gì? Mục đích của M&A?

M&A là hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định là mục đích đầu tiên và cơ bản nhất của M&A. Kiểm soát doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ mà là chiếm quyền quyết định trong các quyết định của công ty. Khi một Bên mua đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của Bên Mục tiêu  đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới được công nhận là hoạt động M&A. Ngược lại, nếu một bên chỉ mua với mục đích lợi nhuận không tham gia được vào các quyết định của doanh nghiệp thì sẽ không được gọi là M&A mà chỉ là hình thức đầu tư, mua bán thông thường.

Mua lại doanh nghiệp là gì?

Khoản 3, Điều 29, Luật cạnh tranh 2018 đã quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Như vậy, mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của Bên mua. Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán.

Có hai cách để tiến hành cấu trúc một vụ mua lại: mua cổ phần, vốn góp hoặc mua tài sản. Tùy vào hoàn cảnh và chiến lược của doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng những cách cấu trúc mua lại dưới đây.

Hai cấu trúc mua lại căn bản

Mua cổ phần và vốn góp

Bên mua có thể mua cổ phần hoặc vốn góp từ các cổ đông, thành viên của hội đồng thành viên của công ty Bên Mục tiêu nếu công ty Mục tiêu là một công ty cổ phần nội bộ. Trong trường hợp này, việc mua bán sẽ được thực hiện dựa trên những ký kết giữa hai bên. Mặc khác, nếu Bên Mục tiêu là công ty đại chúng (số cổ đông sẽ quá nhiều không thể làm việc riêng lẻ với từng người), điều này sẽ được thực hiện bởi một văn phòng đấu thầu, tại đó, bên Bán sẽ đưa ra giá mua chính thức và trực tiếp tới các cổ đông của công ty Bên Mục tiêu.

Mua tài sản

  • Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản

Trên thế giới, hình thức này khá phổ biến đang được nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế đang nổi tiến hành với mục đích vươn ra thị trường toàn cầu. Tiêu biểu có thể nói đến là thương vụ Công ty xi măng Holcim mua lại nhà máy xi măng Cotec của Tập đoàn Cotec. Một trong những thương vụ khá nổi tiếng là hãng máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua lại mảng kinh doanh máy tính cá nhân của Tập đoàn IBM. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán mà không tham gia sở hữu tại doanh nghiệp bán. Phần bán đi có thể là vô hình (thương hiệu, bản quyền, kênh phân phối…) hoặc tài sản hữu hình (quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng, máy móc,…) được tách ra khỏi công ty bán. 

  • Mua lại một dự án bất động sản

Mua lại một dự án bất động sản là một hình thức được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đầu tư bất động sản như Vingroup, Sungroup, Sengroup. Về bản chất, bất động sản cũng được coi là một loại tài sản và về lý thuyết sẽ được thực hiện như phần đã đề cập ở trên về mua một phần hoặc tài sản doanh nghiệp. Trên thực tế, không chỉ có một nhà đầu tư tham gia vào một dự án bất động sản vì vậy, thuật ngữ “nhà đầu tư thứ cấp” đã trở nên phổ biến hơn. Trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp có thế mạnh và tiềm lực để lấy được những dự án lớn nhưng khi triển khai thì chia nhỏ ra bán lại cho các “nhà đầu tư thứ cấp” để phát triển. Điều này trên thực tế cũng gây ra rất nhiều tranh chấp giữa các nhà đầu tư, giữa nhà đầu tư với khách hàng, nhà đầu tư với chủ công trình,… Có thể kể tới vụ Tập đoàn Bảo Sơn (chủ đầu tư), Công ty D&T (nhà đầu tư thứ cấp) với khách hàng cá nhân mua bất động sản thuộc dự án của Bảo Sơn. Như vậy, trong những trường hợp này các bên tham gia nếu không chặt chẽ ngay từ đầu về các hình thức M&A sẽ có thể gây ra những tranh chấp phức tạp sau này. Đó cũng là lý do cần có những quy chế, quy định chặt chẽ và sự tư vấn kỹ càng của luật sư.

Dịch vụ Tư vấn Pháp lý M&A của Luật Hồng Bàng bao gồm:

  • Tư vấn về chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến M&A;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch M&A, tiến hành lập báo cáo rà soát đặc biệt về pháp lý (legal due diligence) cho khách hàng;
  • Trợ giúp và/hoặc đại diện khách hàng tham gia đàm phán với các đối tác trong các giao dịch M&A;
  • Tư vấn và/hoặc soạn thảo các loại thỏa thuận và các dàn xếp khác nhau liên quan đến giao dịch M&A;
  • Tư vấn và/hoặc đại diện khách hàng thực hiện những đăng ký cần thiết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!