Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Ngành nghề kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang phổ biến do nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá ngày càng cao. Dưới đây là chi tiết thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật.

 

Cơ sở pháp lý: Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Các hình thức kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
  • Vận tải trung chuyển hành khách.

Lưu ý: Tuy nhiên trước khi muốn xin giấy phép kinh doanh vận tải cho ô tô, thì cá nhân tổ chức phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước, có thể đăng ký theo loại hình hộ kinh doanh hoặc loại hình công ty, tùy theo nhu cầu và mong muốn.

Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

  • Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tảiđến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Những công việc Luật Hồng Bàng sẽ thực hiện

  • Tiếp nhận thông tin, giấy tờ và yêu cầu của khách hàng;
  • Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ;
  • Đóng toàn bộ chi phí và theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ;
  • Nhận kết quả và gửi cho khách hàng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!