Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?

Theo Khoản 1 Điều Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định các trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực. Cụ thể như sau:

“Điều 64. Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài/

1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;

e) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.”

Theo quy định trên thì các trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực có thể chia làm hai trường hợp sau:

Thứ nhất là những trường hợp chấm dứt tự nguyện: Đây là những trường hợp mà dự án đầu tư được dùng theo ý kiến chủ quan, chủ động của nhà đầu tư:

+ Nhà đầu tư tự đưa ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đây là trường hợp nhà đầu tư dựa trên tình hình kinh doanh, khả năng cân đối ngoại tệ, nhu cầu tiến hành đầu tư… của mình để đưa ra quyết định.

+ Hết hạn hợp đồng của dự án đầu tư: đây là trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước ngoài mà dự án của nhà đầu tư chỉ có thời hạn hoạt động nhất định. Nếu hết thời hạn này mà nhà đầu tư không tiếp tục gia hạn hoặc xin được giấy phép để tiếp tục đầu tư thì đương nhiên sẽ không có quyền thực hiện dự án đầu tư nữa.

+ Dự án chấm dứt theo các điều kiện được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp đây là trường hợp chấm dứt dự án theo thỏa thuận của các bên trong dự án.

+ Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài đây là trường hợp nhà đầu tư tự mình không muốn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài nữa. Khi đó nhà đầu tư có quyền tự do chuyển nhượng vốn đầu tư hoặc cả dự án đầu tư cho chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng này phải đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, trước khi thực hiện việc chấm dứt dự án và chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư phải không báo với ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Thứ hai là những trường hợp chấm dứt bắt buộc: Đây là những trường hợp mà nhà đầu tư dù không mong muốn vẫn bị buộc phải chấm dứt hoạt động đầu tư của dự án. Tùy thuộc vào lý do bị chấm dứt mà nhà đầu tư buộc phải dừng dự án đầu tư hoặc tiến hành khắc phục các điều kiện để dự án được tiếp tục thực hiện.

+ Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư

+ Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG