Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng đất quan tâm đến việc tách thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên không phải người sử dụng đất nào cũng nắm rõ các quy định liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp,
Vậy tách thửa đất nông nghiệp cần đảm bảo điều kiện và diện tích tối thiểu như thế nào? Thủ tục tách sổ đất nông nghiệp cần những giấy tờ gì?
Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp.
1. Đất nông nghiệp có được tách thửa không?
Tách thửa đất nông nghiệp được hiểu là quy trình phân chia quyền sở hữu đất nông nghiệp từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ đưa ra quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trong nhóm đất nông nghiệp và mỗi địa phương sẽ có một quy định khác nhau.
Hiện nay, các trường hợp thực hiện tách thửa đất nông nghiệp có thể:
- Do nhu cầu của người sử dụng đất nông nghiệp
- Do thực hiện chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất nông nghiệp dẫn đến tách thửa đất.
- Do việc thừa kế đất nông nghiệp làm hình thành thửa đất mới
- Vì quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp
Để thực hiện việc tách thửa đất nông nghiệp thì thửa đất đó cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật đất đai 2013;
- Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
- Đáp ứng được các quy định về hạn mức và diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp: Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp khác nhau và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa:
- Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
Lưu ý trường hợp tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.
Theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành thì một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được tách thửa (không bắt buộc có Giấy chứng nhận).
3. Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương
Ngoài ra, tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu của thửa đất được tách thửa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Như vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau, và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, nếu người sử dụng đất nông nghiệp muốn tách thửa thì lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở địa phương đó hỏi về diện tích tối thiểu được tách thửa để xác định xem thửa đất có thể được tách thửa hay không.
4. Tách sổ đất nông nghiệp cần những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì người dụng đất đất có mong muốn tách sổ đất nông nghiệp thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa gồm các giấy tờ cần thiết sau đây:
- Đơn xin tách thửa theo mẫu 11/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, tặng cho.
5. Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất
Sau khi chuẩn bị hồ đầy đủ như trên, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất nông nghiệp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
Trường hợp nộp hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả
Tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.
- Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho người sử dụng đất hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Quy trình tách thửa đất nông nghiệp mất bao lâu?
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trên đây là bài viết chi tiết về Điều kiện, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.