Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Quản lý ngoại thương;
- Các văn bản hướng dẫn liên quan;
- Tiêu chuẩn quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT.
Điều kiện nhập khẩu nước giải khát và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương quy định về Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:
“1. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điềukiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điềukiện;
c) Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luậtViệt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thứ nhất, các đối tượng được quyền nhập khẩu bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam.
Thứ hai, sau khi ra soát các quy định pháp luật, hai loại hàng hóa là “nước giải khát” và “thực phẩm bảo vệ sức khỏe” không thuộc các trường hợp thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Do đó, các chủ thể có quyền nhập khẩu có thể nhập khẩu các loại hàng hóa này.
Điều 38 Luật An toàn thực phẩm quy định về các Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nhập khẩu cụ thể như sau:
“1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Điều kiện chung
Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm cũng định nghĩa “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản”. Do đó, nước uống giải khát và thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng được coi là một loại thực phẩm và phải đáp ứng các điều kiện để nhập khẩu thực phẩm cụ thể như sau:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Tuân thủ các quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm.
- Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Điều kiện riêng
Riêng đối với “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, vì được định nghĩa tại Khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm là một loại Thực phẩm chức năng, nên phải đáp ứng các điều kiện đối với riêng thực phẩm chức năng là:
- Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Đáp ứng quy chuẩn quốc gia tương ứng
Đối với hàng hóa là nước giải khát, các sản phẩm phải đáp ứng quy chuẩn quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT
Hiện nay, chưa có quy chuẩn quốc gia cho hàng hóa là thực phẩm bảo vệ sức khỏe và cũng chưa có các điều ước quốc tế hay thỏa thuận quốc tế quy định điều chỉnh loại hàng hóa này. Do đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ cần phải đáp ứng các điều kiện như đã nêu ở phần trên
Dịch vụ của Công ty Luật Hồng Bàng
- Tư vấn chi tiết cho các doanh nghiệp về điều kiện, trình tự, thủ tục nhập khẩu nước giải khát
- Tư vấn về nhãn hàng hóa lưu hành tại Việt Nam
- Thay mặt quý khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập khẩu nước giải khát
- Nhận các kết quả từ cơ quan nhà nước và chuyển giao cho quý khách hàng
- Các dịch vụ tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: hongbanglawfirm@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.