Căn cứ pháp lý
- Thông tư số Số: 21/VBHN-BCT quy định chi tiết một số điều của nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về kinh doanh xăng dầu
- Nghị định 83/2014/NĐ-CP Về kinh doanh xăng dầu
- Thông tư 38/2014/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
Quy định về kinh doanh xăng dầu
Các hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
- Sản xuất và pha chế xăng dầu;
- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
- Cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Các loại Giấy phép trong kinh doanh xăng dầu
Tương ứng với các hoạt động kinh doanh sẽ là các loại giấy phép khác nhau, mỗi loại giấy phép lại cần đáp ứng điều kiện kinh doanh xăng dầu riêng theo khoản 1 Điều 6 Thông tư số 38/2014/TT-BCT sửa đổi tại Thông tư số 28/2017/TT-BCT:
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
- Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Điều kiện kinh doanh xăng dầu
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 05 năm trở lên.
- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.
Trình tự thực hiện
- Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, kèm theo các tài liệu chứng minh.
- Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Thời hạn thực hiện
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!