Đề nghị ký kết hợp đồng điện tử 

Cơ sở pháp lý 

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật Giao dịch điện tử 2005
  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
  • Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

Được ký hợp đồng lao động điện tử từ ngày 01/01/2021

Nội dung

Điều 36 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về ký kết hợp đồng điện tử như sau: “Ký kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình ký kết hợp đồng. Như vậy, việc ký kết hợp đồng điện tử gắn liền một phần hoặc toàn bộ với việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Việc các bên gửi thư điện tử, điện báo, fax, chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử hướng đến mục đích giao kết hợp đồng điện tử chính là việc các bên tham gia vào quy trình giao kết hợp đồng điện tử.

Trong ký kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, đề nghị ký kết hợp đồng và chấp nhận ký kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.”

Như vậy có thể thấy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì việc giao kết hợp đồng điện tử cũng liên quan đến đề nghị ký kết hợp đồng và chấp nhận ký kết hợp đồng thông qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra quy định pháp luật hiện hành về đề nghị ký kết hợp đồng.

Về đề nghị ký kết hợp đồng điện tử: cũng giống như đề nghị ký kết hợp đồng truyền thống, bên nghị ký kết hợp đồng (người chào hàng hoặc người đặt hàng) thể hiện rõ ý định ký kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên được đề nghị theo Điều 386 Bộ luật Dân sựu 2015. Thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực do bên đề nghị ấn định (khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị đó trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng (khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
  • Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
  • Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. 

Có một số quy định cụ thể sau liên quan đến thời điểm, địa điểm gửi đề nghị giao kết hợp đồng điện tử khác với thời điểm, địa điểm gửi đề nghị giao kết hợp đồng thông thường. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm gửi thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì địa điểm gửi đề nghị giao kết hợp đồng điện tử là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
˗  Trong trường hợp người khởi tạo chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động gửi thông điệp dữ liệu để đề nghị giao kết hợp đồng điện tử thì việc gửi thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định tại các điều 16, 17, 18 và 19 của Luật Giao dịch điện tử.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com hoặc lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!