Đầu tư trong nước được hiểu như thế nào?

Hoạt động đầu tư trong nước được hiểu là hoạt động đầu tư được các nhà đầu tư thực hiện trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là hoạt động được thực hiện bởi đối tượng là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư cũng như các pháp luật chuyên ngành có liên quan. Ở nước ta hiện nay, hoạt động đầu tư trong nước được coi là một bộ phận của tổng thể hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung. Nó có vai trò và tầm quan trọng sánh ngang với hoạt động đầu tư ra nước ngoài và được điều chỉnh bởi những nguyên tắc chung của luật. Vậy đầu tư trong nước được hiểu như thế nào? Sau đây Luật Hồng Bàng sẽ trình bày về vấn đề này. Cụ thể như sau:

Đầu tư trong nước không có khái niệm cụ thể trong Luật đầu tư năm 2020. Luật đầu tư chỉ đưa ra các hình thức đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Trong so sánh với đầu tư ra nước ngoài, đầu tư trong nước là hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích lợi nhuận và mục đích kinh tế xã hội.

Khoản 19, 20, 22 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định các nhà đầu tư gồm nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Hoạt động đầu tư trong nước được hiểu là hoạt động đem vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu kinh tế xã hội. Đây là hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Vốn để thực hiện hoạt động đầu tư có thể là bằng tiền mặt, hiện vật hoặc quyền về tài sản. Hoạt động đầu tư có thể được thực hiện dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thế hoặc dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Trong quan hệ đầu tư trong nước, Việt Nam với tư cách là nơi tiếp nhận dòng vốn và tài sản của các nhà đầu tư đổ vào thì việc thu hút được càng nhiều dự án đầu tư cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ có nhiều động lực để phát triển hơn. Vì vậy, chính sách chung của nhà nước ta đối với hoạt động đầu tư trong nước là không ngừng thúc đẩy, khuyến khích, tạo cơ chế mở cho dòng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc chọn lựa chọn đầu tư vào Việt Nam đồng nghĩa với việc chuyển dịch một lượng ngoại tệ hoặc tài sản từ quốc gia khác đến Việt Nam. Điều này một mặt sẽ giúp tạo ra những thuận lợi cho chính sách tài chính của quốc gia. Nhưng cũng cần lưu ý đến việc cân bằng lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và lợi ích chung của xã hội, không đánh đổ những lợi ích trước mắt với những lợi ích lâu dài. Nhà nước vừa phải có những chính sách bảo đảm quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến thị trường Việt Nam như quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt, quyền được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước, cũng như chính sách pháp luật minh bạch, ổn định và phù hợp với các nguyên tắc tập quán quốc tế về đầu tư.

Đối với các nhà đầu tư, hoạt động đầu tư trong nước là một trong những hoạt động thương mại nên mục đích sinh lợi là mục đích dễ nhận thấy nhất. Nhưng so với các hoạt động thương mại khác thì chỉ nhằm mang tới lợi ích cá nhân cho thương nhân thì hoạt động đầu tư phải thực hiện theo quy định của nhà nước, gắn liền với các mục tiêu, định hướng kinh tế – xã hội của Việt Nam. Trong khi nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư của mình, với việc chuyển giao công nghệ, nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, thiết bị, máy móc, đào tạo và sử dụng lao động địa phương, xây dựng hệ thống điện – đường – trường – trạm… Để phục vụ cho dự án cũng như có những tác động đáng kể đến mọi mặt đời sống xã hội tại nơi tiến hành dự án đầu. Vì vậy, bên cạnh những mục tiêu về kinh tế thì phát triển đầu tư trong nước cũng sẽ góp phần cải thiện các yếu tố văn hóa, xã hội nhận thức… của người dân. Nhà đầu tư, bất kể là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài hay tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi đã tiến hành đầu tư trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam thì đều sẽ phải tuân thủ những quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và cả những văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Như vậy, có thể hiểu hoạt động đầu tư tại Việt Nam là hoạt động bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC hoặc thực hiện dự án đầu tư. Mặt khác, cũng có thể hiểu đầu tư trong nước là hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu kinh tế – xã hội.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG