Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc đăng ký mã số thuế (MST) là một bước quan trọng và không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Mã số thuế không chỉ là một mã định danh mà còn là cơ sở pháp lý giúp cơ quan thuế quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, mã số thuế là điều kiện tiên quyết để thực hiện nghĩa vụ thuế, mở tài khoản ngân hàng, ký hợp đồng và thực hiện giao dịch thương mại. Việc hiểu rõ quy trình và các yêu cầu liên quan đến đăng ký mã số thuế sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình đăng ký mã số thuế, các bước thực hiện và những lưu ý cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu: (Khoản 4 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC)
Đối với người nộp thuế là nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này trực tiếp kê khai, nộp thuế nhà thầu hoặc các nghĩa vụ thuế khác trừ thuế nhà thầu do bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (như: thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài…) nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);
+ Bản sao Giấy xác nhận đăng ký văn phòng Điều hành; hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế: (Điều 34 Luật Quản lý thuế)
Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định. Thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:
a) Tên người nộp thuế;
b) Mã số thuế;
c) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; thông tin của giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh;
d) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com.Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng.