1. Thông tin cơ bản về kiểu dáng công nghiệp
1.1. Kiểu dáng công nghiệp là gì ?
Mỗi sản phẩm đều có hình dáng bên ngoài nhất định. Trong đó, có nhiều loại sản phẩm có hình dáng thể hiện vô cùng độc đáo, mang tính duy nhất không phải ai cũng có thể sáng tạo ra. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức đã triển khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho hình dáng bên ngoài cho sản phẩm của mình. Do đó, kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại khoản 13 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên với nhau.
1.2. Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về ai ?
Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm sẽ được đăng ký bởi người trực tiếp sáng tạo ra, cụ thể là người bỏ công sức, trí tuệ và chi phí để hoàn thành sản phẩm. Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức là người đầu tư về kinh phí, tạo điều kiện về môi trường sáng tạo cho tác giả cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp này, tác giả là người được thuê sáng tạo hoặc được giao việc sáng tạo dựa trên những thỏa thuận với chủ sở hữu. Bên cạnh đó, nếu nhiều cá nhân, tổ chức cùng kết hợp với nhau để sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp, thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký cho kiểu dáng công nghiệp đó.
Những cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp đều có quyền được phép chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác nhưng phải được thể hiện bằng văn bản (Hợp đồng chuyển giao) để được chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan tới kiểu dáng công nghiệp đó. Kể cả trong trường hợp, kiểu dáng công nghiệp chưa được thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc chuyển giao vẫn cần được lập thành văn bản.
2. Điều kiện cần có để đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ mới có thể đăng ký được. Cụ thể, kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng được:
– Tính mới: Kiểu dáng công nghiệp nộp đơn đăng ký cần hoàn toàn khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp đã được công bố cả trong và ngoài nước về mặt hình thức bên ngoài, cách thức sử dụng,… Hình dáng công nghiệp phải không có sự trùng lặp với những sản phẩm đã nộp đơn đăng ký hoặc đã công bố ra bên ngoài.
– Tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp nộp đơn đăng ký phải chưa được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào kể cả trong và ngoài nước. Khi so sánh với những kiểu dáng công nghiệp đã nộp đơn đăng ký hoặc đã được bộc lộ công khai thì cần có sự khác biệt rõ rệt về hình dáng bên ngoài, công dụng và việc mô tả bằng văn bản.
– Tính áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có đủ khả năng áp dụng công nghiệp tức là sản phẩm này có thể được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Sản phẩm này sẽ được coi là sản phẩm mẫu để sản xuất những sản phẩm tiếp theo với số lượng lớn dựa theo mẫu đã có.
Trong trường hợp, có nhiều đơn đăng ký cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc tương tự nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho đơn đã hợp lệ có ngày nộp đơn sớm nhất hoặc có ngày ưu tiên và đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp văn bằng.
3. Thủ tục và lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Về hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị nhưng tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu số 03-KDCN
Cần kê khai đầy đủ thông tin của chủ đơn đăng ký kiểu dáng, phân loại kiểu dáng công nghiệp và đính kèm đầy đủ tài liệu cần thiết khi chuẩn bị tài liệu này.
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
Bản mô tả cần được thể hiện đầy đủ, chi tiết thông tin về kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm dự định đăng ký. Nếu bản mô tả quá sơ sài, đơn đăng ký có thể bị từ chối.
– Bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp
Bộ ảnh sản phẩm đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được thể hiện rõ nét, đồng nhất về màu sắc, kích thước. Ảnh phải được chụp từ nhiều chiều để thể hiện được mọi chi tiết của sản phẩm.
Về phí, lệ phí, các tổ chức cá nhân cần tiến hành nộp đầy đủ các khoản phí sau:
– Lệ phí nộp đơn: 75.000 VNĐ / 01 đơn đăng ký
– Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định: 480.000 VNĐ / 01 phương án của mỗi sản phẩm
– Phí thẩm định đơn: 700.000 VNĐ / 01 phương án của mỗi sản phẩm
– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ / 01 phương án
Trên đây là toàn bộ các khoản phí, lệ phí theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, chưa bao gồm các chi phí nếu cá nhân, tổ chức ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ đăng ký.
4. Bao bì bánh kẹo có đăng ký kiểu dáng công nghiệp được không
Bên cạnh những kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì cũng có những hình dáng bên ngoài của sản phẩm không đủ điều kiện nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thiết kế do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
Do đó, để kiểu dáng công nghiệp của bao bì sản phẩm bánh kẹo có thể đăng ký được, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý trong quá trình sáng tạo bao bì cần lưu ý về tính sáng tạo, sự kết hợp của các yếu tố về hình dáng, màu sắc,… để làm tăng khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao bì sản phẩm này.
Bên cạnh thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bao bì sản phẩm bánh kẹo cũng có thể triển khai đăng ký bản quyền tác giả để bảo vệ cho hình thức thiết kế của bao bì sản phẩm đó. Đây cũng là một thủ tục giúp các cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ được sản phẩm của mình, ngăn chặn hành vi làm giả, làm nhái bao bì cho sản phẩm kém chất lượng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG